7 sai lầm thường gặp khi uống thuốc mà bạn cần khắc phục
Khi uống thuốc, nếu các bạn không tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ có thể làm cho việc điều trị bệnh không thành công và những triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn.
Theo dược sĩ Trần Lệ Hằng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, việc uống thuốc đúng cách là vô cùng quan trọng để thuốc phát huy tối đa hiệu quả, hạn chế các tác dụng phụ.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu 7 sai lầm thường gặp khi uống thuốc mà bạn cần khắc phục qua bài viết này nhé.
- Bỏ thuốc
Bỏ thuốc sẽ có nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, khiến bệnh tình không được điều trị dứt điểm hoặc không thể điều trị, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bệnh nhân kéo dài.
Giải pháp
Khi đi khám bệnh, được bác sĩ kê đơn thuốc các bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Nếu những loại thuốc quá đắt đỏ, các bạn nên trao đổi với bác sĩ để đổi loại thuốc khác với giá rẻ hơn.
- Chia nhỏ thuốc
Khi chia nhỏ viên thuốc nếu không được nhận chỉ dẫn của bác sĩ sẽ khiến người bệnh không nhận đủ liều lượng hoặc quá liều vì không phải tất cả viên thuốc đều có thể chia nhỏ được. Viên thuốc có thể chia nhỏ khi trên mặt của viên thuốc có vạch.
Giải pháp
Hãy ghi nhớ, tuân theo sự chỉ định liều lượng dùng thuốc của bác sĩ. Nếu bác sĩ hướng dẫn chia nhỏ viên thuốc nhưng trên viên thuốc không có vạch, các bạn hãy thông báo cho bác sĩ để nhận được hướng dẫn nhé.
- Không uống thuốc hết đơn
Khi nhận thấy bệnh không còn triệu chứng, thuyên giảm có nhiều bệnh nhân đã tự ý bỏ thuốc, không uống hết đơn thuốc. Điều này có thể khiến những triệu chứng bệnh quay trở lại, vi khuẩn không được tiêu diệt hẳn, mà còn khiến bệnh trầm trọng hơn.
Giải pháp
Các bạn hãy uống hết toàn bộ thuốc kháng sinh đã được bác sĩ kê đơn và có thể trao đổi với bác sĩ về thời gian uống thuốc.
- Tăng gấp đôi liều lượng
Trong quá trình uống thuốc, các bạn lỡ quên uống đi một liều thuốc, trong trường hợp này các bạn hãy bình tĩnh, không hoảng sợ. Và các bạn tuyệt đối không uống thuốc tăng gấp đôi liều lượng vì sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ.
Giải pháp
Ngay khi biết đã quên uống thuốc, các bạn có thể dùng liều đã quên trước đó ngay ở lần uống kế tiếp. Nhưng nếu thời gian dùng gần với thời gian dùng liều tiếp theo, các bạn hãy bỏ qua liều bạn đã quên và dùng liều tiếp theo đúng thời gian đã được định ra nhé.
- Dùng thuốc của người khác
Các bạn không dùng thuốc của người khác vì mỗi liều thuốc sẽ phù hợp với tình trạng bệnh của từng người. Việc dùng thuốc của người khác có thể gây ra những tác dụng nguy hiểm.
Giải pháp
Khi bị bệnh, người bệnh nên đi khám tại cơ sở y tế tin cậy để bác sĩ chẩn đoán và chỉ định dùng thuốc thích hợp với bệnh.
- Quên uống thuốc
Các bạn tuân thủ dùng đủ thuốc là cách để nhanh khỏi bệnh. Quên uống thuốc có thể khiến việc điều trị và sức khỏe của người bệnh gặp nguy hiểm.
Giải pháp
Nên có người chăm sóc, người thân kế bên để nhắc nhở về việc uống thuốc hoặc có thể sử dụng những bao bì tiện lợi, có dán nhãn ngày, giờ dùng thuốc.
- Ngừng hoặc không dùng thuốc vì tác dụng phụ
Có nhiều bệnh nhân đã tự ngưng thuốc khi xem những tác dụng phụ của thuốc. Nhưng việc tự ngưng thuốc có thể khiến bệnh không được điều trị khỏi và có thể gây tác dụng phụ.
Giải pháp
Trước khi uống thuốc, bệnh nhân có thể trao đổi với bác sĩ, bác sĩ sẽ có cách xử trí để giúp giảm những tác dụng phụ hoặc bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác.
Theo: Báo Sức khỏe và Đời sống
Xem thêm:
- Các thuốc điều trị dậy thì sớm: Dậy thì sớm được định nghĩa là khi dấu hiệu dậy thì xuất hiện sớm hơn bình thường ở trẻ gái trước 8 tuổi và trẻ trai trước 9 tuổi
- 5 bài thuốc quý từ gan lợn: Theo y học hiện đại, gan lợn là loại thực phẩm bổ dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng, chất dinh dưỡng.
- 7 Danh y kiệt xuất trong lịch sử y học Việt Nam
- Hội chứng Wiskott-Aldrich: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị