6 chất bổ sung không nên dùng ở người trên 60 tuổi
Một số vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho người cao tuổi, do đó, không nên dùng ở lứa tuổi này…
Thiết lập những thói quen tốt cho sức khỏe khi còn trẻ và áp dụng vào những năm về già có thể giúp cơ thể khỏe mạnh. Thói quen có thể bao gồm việc bổ sung chế độ ăn uống để đảm bảo bạn nhận được tất cả các vitamin và khoáng chất mà mọi người cần hoặc để giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt cụ thể. Tuy nhiên, thói quen sức khỏe này có thể trở nên nguy hiểm hơn khi đến một độ tuổi nhất định.
Trong một số trường hợp, chất bổ sung có thể gây ra vấn đề ở người lớn tuổi vì chúng tương tác với các loại thuốc kê đơn thông thường. Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thực phẩm bổ sung để đảm bảo chúng an toàn cho bạn.
Dưới đây là một số chất bổ sung không nên dùng ở người trên 60 tuổi:
1. Chất bổ sung vitamin E
Vitamin E là một chất bổ sung làm đẹp da, tăng cường miễn dịch được nhiều người sử dụng, nhưng nếu bạn đang dùng một số đơn thuốc nhất định, cần phải hết sức thận trọng dùng hoặ loại vitamin này ra khỏi danh sách.
Vitamin E (tocopherols và tocotrienols) là một chất chống oxy hóa, cũng ngăn ngừa sự kết tụ của tiểu cầu, có thể dẫn đến tăng nguy cơ chảy máu. Nếu bạn đang dùng một số loại thuốc chống đông máu, giảm kết dính tiểu cẩu như: Aspirin, coumadin và eliquis... bạn có nguy cơ bị chảy máu trong cao hơn khi dùng loại vitamin này.
2. Chất bổ sung magiê
Magiê đã trở thành một chất bổ sung phổ biến vì mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Theo Healthline, magiê giúp kiểm soát huyết áp, cải thiện giấc ngủ, hỗ trợ đi tiêu đều đặn và tăng cường tâm trạng… nhưng với người cao tuổi cần thận trọng xem xét khi bổ sung.
Dư thừa magiê có thể gây ra những thay đổi về nồng độ kali và natri và ảnh hưởng đến nhịp tim. Nguy cơ này cao hơn đối với những người có thận không hoạt động tốt.
Dư thừa magiê có thể gây ra những thay đổi về nồng độ kali và natri và ảnh hưởng đến nhịp tim.
3. Nhân sâm
Các chất bổ sung có nguồn gốc tự nhiên, chẳng hạn như nhân sâm, có vẻ như là một lựa chọn an toàn. Nhưng tùy thuộc vào các vấn đề sức khỏe hiện tại của bạn, có thể xem xét lại nếu muốn bổ sung khi bước sang tuổi 60.
Nhân sâm đã được sử dụng hàng nghìn năm để giúp hỗ trợ trí nhớ và tăng sức khỏe miễn dịch, nhưng nó lại cản trở tác dụng của thuốc trị tiểu đường và có thể làm giảm lượng đường trong máu.
Chất bổ sung nhân sâm cản trở tác dụng của thuốc trị tiểu đường và có thể làm giảm lượng đường trong máu.
4. Chất bổ sung John's Wort
Theo Mayo Clinic, một số người tìm đến St. John's wort như một cách tự nhiên để điều trị chứng trầm cảm nhẹ, nhưng thành phần hoạt chất của St. John's wort là hyperforin, đôi khi có thể gây ra vấn đề khi dùng chung với các loại thuốc khác.
St. John's wort có thể tương tác với nhiều loại thuốc như statin (trị mỡ máu), thuốc làm loãng máu như warfarin, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị đau nửa đầu và digoxin, được kê đơn cho bệnh suy tim…
5. Chất bổ sung ginkgo Biloba
Theo Mayo Clinc, nhiều người mua dùng thực phẩm bổ sung ginkgo biloba (cao bạch quả) để giúp tăng cường sức khỏe nhận thức, cải thiện trí nhớ. Tuy nhiên, chất bổ sung này lại là vấn đề đối với những người dùng một số loại thuốc.
Bạch quả có thể làm tăng nguy cơ chảy máu - đặc biệt đối với những người dùng thuốc làm loãng máu hoặc có vấn đề về chảy máu và có thể không kết hợp tốt với thuốc chống trầm cảm và thuốc trị tiểu đường.
Nếu bạn đang tìm kiếm một thói quen khác để hỗ trợ sức khỏe não bộ của mình, nên ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, chẳng hạn như quả mọng và rau lá xanh…
6. Chất bổ sung nghệ
nghệ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến một số loại thuốc như sắt.
Ngoài vai trò là một loại gia vị chủ yếu, nghệ còn trở thành một loại thực phẩm bổ sung phổ biến. Tuy nhiên các chuyên gia chỉ ra rằng, nó có thể tạo ra sự tương tác nguy hiểm với các loại thuốc khác.
Nổi tiếng với đặc tính chống viêm, nghệ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến một số loại thuốc như sắt (làm giảm sự hấp thụ của sắt). Nghệ cũng là chất làm loãng máu, vì vậy dùng các loại thuốc làm loãng máu khác với nghệ có thể gây chảy máu hoặc bầm tím.
DS. Kim Thủy/Nguồn SKĐS
Xem thêm:
- Liệt tứ chi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Có 1 kiểu cha mẹ độc hại đang âm thầm lan rộng: Bề ngoài tưởng con được lợi, hậu quả về sau rất đau đớn
- Sơ cứu vết thương phần mềm bị chảy máu đúng cách
- 4 yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới tính cách của trẻ, cha mẹ sớm biết để hỗ trợ con tốt hơn
- Hẹp thực quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Bệnh lao phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị