Cao khô lá Thường Xuân - Thành phần Cao khô lá Thường Xuân trong sản phẩm: BRONCHI SIRUP

Cao khô lá Thường Xuân – Vị thuốc quý chữa ho

Tên khoa học: Cao khô lá thường xuân (Hedera helix)

Tên sản phẩm:

 

 

Lá Thường xuân là một loại dược liệu đã ít nhiều từng được nhắc đến trong các sản phẩm trị ho. Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng Thường xuân là loại cây thường hay mọc trên tường bên ngoài của một số tòa nhà. Ngoài ra, cây còn được sử dụng như một loại thảo dược chữa bệnh. Sau đây, mời bạn cùng bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thị Lệ Quyên tìm hiểu về dược liệu lá Thường xuân này nhé!

 

  • Cây Thường xuân có tên khoa học là Hedera helix. Cây thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae.
  • Cây còn có tên gọi khác như dây Nguyệt quế, dây lá Nho, cây Vạn Niên. Tên tiếng Anh được gọi là Ivy.

 

Mô tả cây Thường xuân

Hedera helix là một loại cây leo, có thể cao tới 20 – 30m khi mọc ở những nơi có bề mặt thích hợp như: cây cối, vách đá, bờ tường. Cây Thường xuân leo lên nhờ các rễ con bám chặt vào giá thể. Khả năng leo trên các bề mặt thay đổi tùy theo giống cây trồng và các yếu tố khác.

 

Lá Thường xuân mọc so le, dài khoảng 50 – 100mm. Cuống lá dài từ 15 – 20mm. Lá có hai loại:

 

  • Ở giai đoạn còn non, lá nhỏ, có lông và thường có chia thùy. Trong giai đoạn này, cây leo nhanh và phát triển rễ trên không từ thân mà được dùng để bám vào giá đỡ của nó.
  • Ở giai đoạn trưởng thành, lá hình bầu dục, to hơn và mọc thành bụi.

Cây ra hoa từ cuối hè cho đến cuối mùa thu, đường kính từ 3 – 5cm. Hoa có màu vàng lục và giàu mật hoa. Mật của hoa được xem một nguồn thực phẩm quan trọng vào cuối mùa thu cho ong và các loại côn trùng khác.

 

Quả có màu tím đen đến màu vàng cam, đường kính quả từ 6 – 8mm. Quả thường chín vào cuối mùa đông và là nguồn thức ăn quan trọng cho nhiều loài chim.1

 

Phân bố, sinh thái

Cây thường mọc ở những nơi ẩm ướt, râm mát. Cây xanh tốt quanh năm và làm lớp phủ bề mặt hấp dẫn cho các khu vườn trang trí.

 

Loài cây này ban đầu có nguồn gốc từ Châu Âu, nhưng hiện có thể được tìm thấy trên khắp Hoa Kỳ và thế giới. Cây Thường xuân phát triển mạnh ở những khu vực râm mát trong rừng cũng như trên các vách đá và sườn dốc nơi đất màu mỡ và ẩm.

 

Thường xuân là loài cây sống tốt cả ở trong nhà và ngoài trời. Cây không chịu được ánh nắng quá gay gắt. Cây có sức sống tốt, tốc độ tăng trưởng nhanh.

 

Bộ phận sử dụng

Lá hoặc quả đã phơi khô của cây Thường xuân là bộ phận thường được sử dụng để làm thuốc.

 

Thành phần hóa học

Một số thành phần hóa học của cây Thường xuân góp phần trong tác dụng chữa bệnh như:

 

  • Saponin (chiếm khoảng 4 – 5%): Hederasaponin B, Hederasaponin C, Hederasaponin D la3 saponin chinh va môt lương nho α-hederin. Trong đo α-hederin có vai tro quan trong trong hiệu quả long đơm (tăng tiêt dich ơ phế nang, lam loang đơm), giam co thăt phê  Từ đó lam diu cơn ho. Chất Hederasaponin C khi vao cơ thê đươc chuyên hoa thanh α-hederin và tạo tác dụng tương tự.
  • Ngoài ra, còn có các thanh phân khac: Flavonoid, alkaloid, chất béo, dân xuât cua acid phenolic.2

 

Công dụng của lá Thường xuân

  • Công dụng của lá Thường xuân trong y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền, lá Thường xuân có tác dụng khu phong, trừ thấp, bổ phế, chỉ khái, bình suyễn, hoạt huyết, mát gan, giải độc.

 

  • Công dụng của lá Thường xuân trong y học hiện đại

Tác dụng kháng viêm và chống oxy hóa

Lá Thường xuân giàu polyphenol và các hợp chất thực vật như saponin và flavonoid. Những hợp chất này mang lại nhiều lợi ích tiềm năng. Đáng chú ý nhất, là khả năng chống viêm và chống oxy hóa mạnh.

 

Trong một nghiên cứu trên động vật, các nhà nghiên cứu cho thấy chiết xuất lá có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh đái tháo đường. Khả năng này phần lớn là do tác dụng chống oxy hóa của lá Thường xuân. Từ đó, cho phép ngăn ngừa tổn thương oxy hóa đối với các tế bào trong đái tháo đường.3

 

Ngoài ra, một nghiên cứu trong ống nghiệm đã ghi nhận tác dụng chống viêm của chiết xuất lá Thường xuân trong tế bào phổi người. Ngoài ra, chiết xuất lá Thường xuân còn giúp ức chế sự giải phóng các yếu tố viêm như interleukin-6 trong các tế bào miễn dịch chuột.4 5

 

Tác dụng giảm ho của lá Thường xuân

Phần lớn các nghiên cứu đều tập trung vào tác dụng ở đường hô hấp trên của lá Thường xuân. Đặc biệt, lá hữu ích trong việc điều trị bệnh hen suyễn, viêm phế quản, ho ở trẻ em và bệnh COPD – mặc dù cần có bằng chứng mạnh mẽ hơn trước khi được khuyến cáo rộng rãi.

 

Khi sử dụng một mình hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác như: Anh thảo, cỏ xạ hương… có thể giúp giảm ho trong bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên và cảm lạnh.6 7

 

Lá Thường xuân trị ho có thể sử dụng tốt cho trẻ em và được xem là khá an toàn. Một nghiên cứu chỉ ra rằng lá mang lại hiệu quả tương đương với acetylcysteine – một loại thuốc giảm ho, long đàm.8

 

Trong một nghiên cứu khác trên 5.000 trẻ em bị ho có đờm được uống chiết xuất lá Thường xuân hai lần mỗi ngày. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc uống chiết xuất lá đã giúp ích đáng kể. Khoảng 2/3 phụ huynh cho biết họ rất hài lòng với tác dụng trị ho của lá Thường xuân.9

 

Lá Thường xuân có thể hỗ trợ trong việc chăm sóc da

Trong nhiều thế kỷ, lá Thường xuân được dùng để giảm đau và nhiễm trùng của các vết bỏng trên da. Do lá Thường xuân có đặc tính kháng khuẩn. Điều này có thể giúp giảm bớt sự khó chịu và kích ứng trong các bệnh vẩy nến, chàm da, mụn trứng cá và các tình trạng liên quan đến da khác.

 

Tiềm năng chống ung thư

Mặc dù nghiên cứu vẫn đang được tiến hành, nhưng nhiều đặc tính của lá Thường xuân cho thấy khả năng chống oxy hóa đáng kể. Điều này cho thấy có khả năng ngăn ngừa sự lây lan hoặc phát triển của bệnh ung thư. Bằng cách loại bỏ các gốc tự do, ngăn ngừa đột biến và quá trình chết theo chu trình, lá Thường xuân có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mãn tính, bao gồm ung thư.10

 

Tác dụng giúp giải độc

Các nghiên cứu ban đầu cho thấy mối liên hệ giữa chức năng gan mật với việc sử dụng lá Thường xuân. Kết quả cho thấy việc dùng chiết xuất lá Thường xuân giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn và thải độc tố ra khỏi cơ thể hiệu quả hơn, từ đó thanh lọc máu và giảm căng thẳng cho các hệ thống quan trọng này.

 

Lưu ý khi sử dụng lá Thường xuân

Là một loại cây trồng trong nhà hoặc ngoài trời, cây Thường xuân có thể gây viêm da tiếp xúc – phát ban dị ứng trên da. Một số các nghiên cứu ghi nhận phản ứng này sau khi cắt tỉa cây Thường xuân.11 12

 

Một số người báo cáo rằng cây Thường xuân có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn ít và những tác dụng phụ này chưa được nêu chi tiết trong các nghiên cứu gần đây.13

 

Vì có ít thông tin về sự an toàn của cây Thường xuân. Do đó, bạn nên thận trọng khi sử dụng.

 

Mặc dù một nghiên cứu đã phát hiện uống chiết xuất lá Thường xuân an toàn khi mang thai. Tuy nhiên, vẫn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nếu bạn mang thai hoặc cho con bú.14

 

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về loại dược liệu lá Thường xuân. Có thể thấy, dược liệu này mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe cho con người. Tuy vậy, trước khi sử dụng lá Thường xuân, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước để tránh những rủi ro có thể gặp phải nhé.

 Cao lá thường xuân có tác dụng gì?

Nguồn tham khảo:

  • Hedera helix

https://en.wikipedia.org/wiki/Hedera_helix

Ngày tham khảo: 24/01/2022

  • Bruneton, J. 1995. Pharmacognosy, Phytochemistry, Medicinal Plants. Paris: Lavoisier Publishing.
  • Evaluation of Acute and Chronic Antidiabetic Activity of Ivy ( Hedera helix L.) Aqueous Leaf Extract in Rat Model

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33274862/

Ngày tham khảo: 24/01/2022

  • Anti-inflammatory effects of ivy leaves dry extract: influence on transcriptional activity of NFκB

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29748881/

Ngày tham khảo: 24/01/2022

  • Ivy leaves dry extract EA 575® decreases LPS-induced IL-6 release from murine macrophages.

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27183712/

Ngày tham khảo: 24/01/2022

  • The effects of Hedera helix on viral respiratory infections in humans: A rapid review

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7424313/

Ngày tham khảo: 24/01/2022

  • Herbal Medicine for Cough: a Systematic Review and Meta-Analysis

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26840418/

Ngày tham khảo: 24/01/2022

  • Assessment of the Efficacy and Safety of Ivy Leaf ( Hedera helix) Cough

Syrup Compared with Acetylcysteine in Adults and Children with Acute Bronchitis

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7222538/

Ngày tham khảo: 24/01/2022

  • The herbal medicine containing of ivy leaf dry extract in the treatment of productive cough in children

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32731694/

Ngày tham khảo: 24/01/2022

  • In vitro activity of hederacolchisid A1 compared with other saponins from Hedera colchica against proliferation of human carcinoma and melanoma cells.

https://europepmc.org/article/med/12221585

Ngày tham khảo: 24/01/2022

  • English Sunday lunch dermatitis: Allergic contact dermatitis to parsnip, carrot, fennel (and ivy).

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32383193/

Ngày tham khảo: 24/01/2022

  • Airborne contact dermatitis caused by common ivy (Hedera helix L. ssp. helix)

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25630853/

Ngày tham khảo: 24/01/2022

  • Everything You Want to Know About English Ivy

https://www.healthline.com/health/5-fast-facts-english-ivy#how-to-use-it

Ngày tham khảo: 24/01/2022

  • Safety of English ivy (Hedera helix) leaf extract during pregnancy: retrospective cohort study.

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34482524/

Ngày tham khảo: 24/01/2022

 

Xem thêm: I Danh Y Việt I Sức Khoẻ I Sản Phẩm I Tư vấn I


 

Bài viết cùng chuyên mục

Copyright 2024 © BẢN QUYỀN THUỘC LAAFAVI.COM