Sống khỏe, sống thọ là điều ai cũng hướng đến. Gen di truyền cũng góp phần quyết định tuổi thọ, nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất. Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến tuổi thọ của một người như môi trường sống, lối sống. Từ 50 tuổi đàn ông vẫn làm giỏi 4 việc này chứng tỏ họ có khả năng sống thọ.
1. Đại tiện, tiểu tiện đều đặn
Đường ruột là nguồn gốc của mọi bệnh tật. Nếu đường ruột không tốt rất dễ phát sinh các loại bệnh. Khi tuổi ngày càng cao, chức năng tiêu hoá ngày càng yếu dần, tốc độ nhu động đường tiêu hóa ngày càng chậm.
Việc thường xuyên bổ sung thức ăn khó tiêu hoá sẽ dễ gây cảm giác khó chịu cho bụng. Ngoài ra, người cao tuổi không chú trọng đến chế độ ăn uống rất dễ bị táo bón. Những điều này sẽ gây gánh nặng nghiêm trọng cho dạ dày.
Tuy nhiên, nếu một người đàn ông vẫn đại tiện đều đặn, thường xuyên sau 50 tuổi, giữ thói quen đi vệ sinh đầu tiên sau khi thức dậy vào buổi sáng thì điều kiện thể chất của người này vẫn còn khá tốt.
2. Ăn uống ngon miệng
Khi cơ thể khỏe mạnh, bạn thường có cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng và có thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn, càng ngon miệng thì có nghĩa là cơ thể đang ở trong giai đoạn khỏe mạnh.
Những người ăn uống và hấp thụ tốt, cơ thể thường có sức đề kháng mạnh hơn. Bởi bạn có đủ chất dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể tiếp tục hoạt động bình thường, giữ cho cơ thể trong trạng thái khỏe mạnh tối ưu.
Nếu trong một thời gian dài luôn mất cảm giác ăn uống ngon miệng thì cho thấy cơ thể bạn đã bị thương tổn, cần phải tìm ra phương pháp giải quyết hợp lý để bảo vệ sức khỏe.
3. Ngủ ngon giấc
Nếu muốn xác định xem cơ thể đang ở trạng thái khỏe mạnh hay không, bạn có thể hoàn toàn nhận biết điều đó thông qua chất lượng giấc ngủ. Chất lượng giấc ngủ vào ban đêm được đảm bảo, ngủ ngon và sâu giấc, không dễ thức dậy vào giữa đêm hoặc khó ngủ, đó là dấu hiệu của sức khỏe tốt.
Tạp chí Nature Communications vào năm 2020 đã công bố một nghiên cứu về mối liên hệ giữa giấc ngủ và sức khỏe não bộ. Kết quả cho thấy, không phụ thuộc vào các yếu tố như xã hội học, hành vi, chuyển hóa tim và sức khỏe tâm thần, nếu người trên 50 tuổi ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm thì họ có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao hơn 30% trong những năm cuối đời.
Nếu chất lượng giấc ngủ vẫn duy trì ở mức tốt, có thể đi vào giấc ngủ sâu thì chứng tỏ thể chất của bạn rất tốt. Cơ thể của bạn chưa thực sự bước vào giai đoạn lão hóa.
Có giấc ngủ tốt, cơ thể sẽ được nghỉ ngơi và phục hồi sau những giờ làm việc căng thẳng. Nếu từ 50-60 tuổi vẫn ngủ ngon giấc, thì xin chúc mừng bạn sẽ có xu hướng trẻ hơn và sống lâu hơn so với những người cùng tuổi.
4. Đi bộ nhanh
Trong một nghiên cứu của Vương quốc Anh, các chuyên gia theo dõi tốc độ đi bộ của 475.000 người trong vòng 7 năm. Theo kết quả trên có thể thấy người đi bộ nhanh sống lâu hơn người đi bộ chậm 14-22 năm, tốc độ đi bộ là một trong những yếu tố liên quan tới tuổi thọ của con người.
Đi bộ với tốc độ nhanh tức là cường độ vận động cao, cơ thể có cơ hội được vận động hiệu quả. Cường độ đi bộ nhanh cũng giúp đốt cháy chất béo tốt hơn, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm nguy cơ béo phì, từ đó cơ thể sẽ khoẻ mạnh hơn.
Ngoài ra, việc đi bộ đòi hỏi sự phối hợp hoàn hảo của xương, cơ, hệ thần kinh cũng như sự tham gia của hệ tim mạch và hô hấp. Khi một người có thể đi bộ với tốc độ nhanh có nghĩa là các cơ quan trong cơ thể đang khỏe mạnh.Vì vậy, tốc độ đi bộ có thể phản ánh trực tiếp thể lực của một người và có ý nghĩa tham khảo nhất định trong việc dự đoán tuổi thọ.
Tuy nhiên, trước khi đi bộ bạn cũng nên có những động tác khởi động để cơ thể quen dần với sự vận động, không nên lập tức tăng cường độ và tốc độ đi bộ. Bạn nên tập luyện dần dần dựa theo thể lực của mình.
Xem thêm:
- Đục thủy tinh thể. Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Cách điều trị và biện pháp phòng ngừa bệnh bướu giáp lan tỏa
- Phân biệt máu báo mang thai và ra máu kinh nguyệt
- Các thuốc điều trị suy tim: Theo ước tính, hiện Việt Nam có khoảng 1,6 triệu người bị suy tim
- Leukemia kinh dòng bạch cầu hạt (CML): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Ung thư dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị