Nghiên cứu 75 năm của Harvard: 5 thói quen xấu "ăn mòn" IQ và EQ của trẻ, cha mẹ đừng mải mê kiếm tiền mà phớt lờ
Không phải nói cũng biết, IQ và EQ đóng vai trò quan trọng thế nào trong cuộc sống của mỗi người. Thấu hiểu điều đó, ngay từ khi còn nhỏ, nhiều phụ huynh đã tìm mọi cách để phát triển IQ và EQ cho con.
Theo Giáo sư Robert Waldinger - nhà phân tâm học tại Đại học Harvard và là người đứng đầu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, chia sẻ trí thông minh của một đứa trẻ có liên quan tới sự di truyền và môi trường nuôi dưỡng.
Ngoài ra, một nghiên cứu kéo dài 75 năm của Đại học Harvard cũng chỉ ra, nếu những thói quen xấu của trẻ không được sửa chữa kịp thời thì trí thông minh bẩm sinh thường không được phát huy khi chúng lớn lên. Ngày nay, có quá nhiều thói quen xấu trong cuộc sống có khả năng ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ, đặc biệt là 5 thói quen xấu dưới đây.
5 thói quen xấu ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ
1. Thường xuyên thức khuya
Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ hiện nay, các thiết bị điện tử đã trở nên phổ biến trong đời sống hàng ngày của trẻ em. Cũng theo đó, việc thức khuya đã trở thành một dạng "bệnh lý" nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người không chỉ riêng người lớn mà còn cả trẻ em. Theo một cuộc khảo sát năm 2020, có tới 87% trẻ em trong các gia đình có thói quen thức khuya.
Các thiết bị giải trí như điện thoại, máy tính và TV có nhiều nội dung quá cuốn hút khiến trẻ không muốn đi ngủ sớm mà cố gắng thức khuya để tiếp tục chơi. Thói quen này nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ não.
Thức đêm thường xuyên khiến trẻ thiếu ngủ, thức dậy buổi sáng không có năng lượng, tần suất quá thường xuyên sẽ khiến khả năng miễn dịch của trẻ suy giảm, dễ ốm vặt. Thiếu ngủ còn ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Dù trẻ có thông minh hay khỏe mạnh đến đâu, cũng không thể chịu đựng nổi việc mất ngủ thường xuyên.
2. Thiếu quan tâm đến chất lượng bữa sáng
Dù biết rằng bữa sáng rất quan trọng cho sức khỏe, nhiều gia đình vẫn thường xuyên bỏ qua việc chuẩn bị bữa ăn sáng đầy đủ cho con cái mình vì quá bận rộn. Nhiều phụ huynh vì tất bật chuẩn bị đi làm, mải mê "lao" đầu vào kiếm tiền, nên không có thời gian nấu nướng cho con. Do đó, họ thường để con ăn uống qua loa cho xong, hoặc mua đại một thứ gì đó trên đường, hay cho con tiền để ăn sáng. Trẻ em nghe theo lời của bố mẹ sẽ mua đồ ăn bên ngoài mà không có sự đảm bảo về chất dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Chưa hết, nhiều trẻ sẽ nhịn ăn sáng mà lại sử dụng số tiền đó cho những mục đích khác.
Thói quen ăn uống không lành mạnh này có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Thời kỳ quan trọng của sự phát triển thể chất, việc không ăn sáng hoặc ăn không đủ chất sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng tới khả năng tập trung và sự phát triển của não bộ.
Trẻ em cần có không gian tĩnh lặng để học bài, nhưng không phải trẻ nào cũng có điều kiện như vậy. Do đó, để con phát triển toàn diện, cha mẹ nên tạo môi trường học tập tốt cho con cái, cố gắng để con tránh xa những ồn ào, đồng thời duy trì sự hòa thuận trong gia đình. Bằng cách này, trẻ em có thể học tập một cách an toàn và lớn lên khỏe mạnh.
4. Giáo dục bằng cách quát mắng
Trong quá trình dạy con đôi khi sẽ không tránh được việc cha mẹ quát mắng con cái. Tuy nhiên, phương pháp này lại gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bộ não trẻ em.
Các nghiên cứu tại Đại học Harvard đã chỉ ra rằng, hành vi quát mắng của cha mẹ có thể làm tổn thương thùy trán và làm chậm quá trình phát triển não bộ sau này. Vậy nên, cha mẹ thông thái sẽ có giáo dục khác phù hợp hơn theo từng độ tuổi phát triển của con.
5. Trẻ không được tự do bộc lộ cảm xúc
Cha mẹ thường không chịu nổi cảnh con mình khóc và không mong muốn con cái mất bình tĩnh hay thể hiện cảm xúc quá mạnh mẽ, nhưng họ thường không nhận ra rằng trẻ cũng cần được bày tỏ cảm xúc của mình một cách lành mạnh. Cả người lớn cũng có lúc mất kiểm soát, vậy thì làm thế nào có thể đòi hỏi trẻ nhỏ luôn giữ được sự bình tĩnh?
Chúng ta không nên quá nghiêm khắc với con cái. Việc cho phép con cái "xả hơi" một cách phù hợp có lợi cho việc quản lý cảm xúc và duy trì sức khỏe tinh thần của chúng. Áp lực tinh thần kéo dài không được giải tỏa có thể dẫn đến trầm cảm, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển não bộ.
Môi trường gia đình có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Cha mẹ cần tạo dựng một không gian sống lành mạnh, cũng như mối quan hệ hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình. Một môi trường gia đình ấm áp và hạnh phúc là nền tảng để con cái có thể phát triển khỏe mạnh và thông minh.
Tổng hợp/ĐÔNG/Nguồn PNM
Xem thêm:
- Máu khó đông: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Lưu ý khi dùng các thuốc giảm đau do bệnh gout
- Táo bón: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Hội chứng Carcinoid: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Nhiệt miệng (loét miệng): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị