Tang ký sinh - Thành phần Tang ký sinh trong sản phẩm: BESTBONE LAAFAVI
Tang ký sinh: Bài thuốc chữa tê thấp hiệu quả
Tên khoa học: Taxillus gracilifolius (Schult.f .). Thuộc họ Tầm gửi (tên khoa học là Loranthaceae).
Tên sản phẩm: BESTBONE LAAFAVI
Mô tả ngắn: Tang ký sinh là loài cây kí sinh trên cây dâu tằm, đồng thời là vị thuốc quý hiếm, có tác dụng bổ can thận, an thai, lợi sữa và mạnh gân xương. Dược liệu này được sử dụng để chữa chứng đau nhức xương khớp, viêm gan siêu vi, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch,…
Đặc điểm tự nhiên
Cây nhỏ, thường xanh, ký sinh trên thân cây dâu tằm nhờ các rễ mút. Cành hình trụ, khúc khuỷu, màu xám hay nâu đen. Lá mọc so le, hình bầu dục, dài 3 – 8 cm, rộng 2,5 – 5 cm, gốc thuôn hoặc hơi tròn, đầu tù đôi khi lõm, mép hơi lượn sóng, gân phụ cong; cuống lá ngắn.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm rất ngắn gần như hình tán; lá bắc nhỏ hình tam giác; hoa màu đỏ hoặc hồng tím; đài hình chùy có răng rất nhỏ, tràng hình trụ hơi phình ở giữa, có lông; nhị 4, chỉ nhị dài hơn bao phấn; bầu hạ.
Quả hình bầu dục, có vết tích của đài tồn tại. Mùa hoa quả: Tháng 1 - 3.
Dược liệu Tang ký sinh là những đoạn thân, cành hình trụ, có phân nhánh. Có những mấu lồi là vết của cành và lá. Mặt ngoài dược liệu màu nâu xám, có nhiều lỗ bì nhỏ, đôi khi có những vết nứt ngang. Chất của nó cứng. Mặt cắt ngang dược liệu thấy rõ ba phần: Phần vỏ mỏng màu nâu, gỗ trắng ngà, ruột màu xám và xốp.
Phân bố, thu hái, chế biến
Tang ký sinh có vùng phân bố tự nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào nơi có trồng cây dâu tằm. Song, hiện nay chưa có những nghiên cứu cụ thể để chứng minh loài này còn ký sinh trên những loài cây chủ nào khác. Trên thế giới tang ký sinh cũng được đề cập đến ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines...
Cây ưa sáng và ưa ẩm, ra hoa quả nhiều hàng năm. Tuy nhiên, ở những vùng trồng dâu tằm rộng lớn cũng hiếm khi gặp tang ký sinh.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng được của Tang ký sinh là toàn cây thu hái quanh năm, có thể phơi hay sấy khô.
Thành Phần Hóa Học Của Tang ký sinh
Các thành phần hoạt tính sinh học quan trọng trong Tang ký sinh là coriaria lacton bao gồm sesquiterpene lacton: Coriamyrtin, tutin, corianin và coriatin.
Tác Dụng Dược Lý Của Tang ký sinh
Theo y học cổ truyền
Theo Đông y, Tang ký sinh có vị đắng, tính bình, vào hai kinh can và thận, trừ phong thấp, mạnh gân xương, an thai, lợi sữa. Có công dụng bổ can thận, trừ phong thấp, mạnh gân xương, an thai, lợi sữa.
Dùng khi gân cốt nhức mỏi, tê bại, lưng gối đau, động thai đau bụng, phụ nữ sau khi sinh không có sữa.
Dược liệu Tang ký sinh
Theo y học hiện đại
Hoạt tính chống oxy hóa và độc tế bào
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện thí nghiệm với hai dạng chiết xuất từ lá cây tầm gửi dâu đó là chiết xuất dạng nước tinh khiết và chiết xuất dạng cồn ethanol đối với hoạt động chống oxy hóa. Kết quả nhận thấy chiết xuất nước tinh khiết có giá trị hóa học cao hơn đáng kể và các hoạt động chống oxy hóa lớn hơn so với chiết xuất ethanol.
Phục hồi hiệu quả chức năng thận do cisplatin
Nghiên cứu sàng lọc các loại thảo dược phục hồi cứu năng thận của Hàn Quốc đã xác định được 07 loại cây có tác dụng phục hồi chức năng thận do cisplatin mạnh mẽ nhất, trong đó có thảo dược tang ký sinh Loranthus parasiticus. Nhóm nhận định rằng Tang ký sinh có thể được sử dụng để phòng ngừa hoặc điều trị rối loạn thận.
Liều Dùng, Cách Dùng Của Tang ký sinh
Ngày dùng liều 12 – 20g, dạng thuốc sắc hoặc nấu nước uống thay trà. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác thành 1 bài thuốc.
Cách dùng:
Sơ chế: Sau khi hái dược liệu, loại bỏ tạp chất, cắt ngắn, phơi khô trong bóng râm.
Bào chế: Tùy vào mục đích muốn dùng, người thầy thuốc trước khi dùng có thể sao qua hoặc tẩm rượu rồi sao.
Bài Thuốc Có Tang ký sinh
Điều trị bệnh đau nhức xương khớp, thấp khớp
Tang ký sinh 10g, kết hợp với thiên niên kiện 10g, kê huyết đằng 10g, ngưu tất 8g, sinh khương 10g, đỗ trọng 10g, độc hoạt 10g, nhục quế 6g, thêm đẳng sâm 12g. Các vị thuốc trên làm thành một thang, người bệnh sắc uống mỗi ngày 1 thang như trên với khoảng 4 bát nước, đun cạn còn khoảng 2 bát nước chia làm 3 lần uống trong ngày
Lưng đau êm ẩm do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống
Tầm gửi dâu 15g; kết hợp với các vị thuốc tỳ giải, ngưu tất, cẩu tích, hà thủ ô chế, đẳng sâm, tục địa, thục đoạn, ý dĩ, hoài sơn, bạch truật (mỗi vị khoảng 10g) sắc uống hàng ngày, mỗi ngày 01 thang như trên.
vị thuốc tang ký sinh
Tang ký sinh: Vị thuốc quý chữa tê nhức
Chữa tăng huyết áp
Tang ký sinh 16g; Chi tử, Câu đằng, Ngưu tất, Ý dĩ, Mã đề, mỗi vị 12g; Xuyên khung, Trạch tả, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa tăng huyết áp ở người trẻ, hoặc do rối loạn tiền mãn kinh:
Tang ký sinh 20g; Rau má 30g; Hoa hoè, Lá tre, Cỏ tranh, mỗi vị 20g; Hạt muồng, Cỏ nhọ nồi, mỗi vị 16g; Ngưu tất 12g; Hạ khô thảo l0g; Tâm sen 8g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa tăng huyết áp ở người cao tuổi:
a) Tang ký sinh 12g; Mẫu lệ 20g; Hà thủ ô 16g; Kỷ tử, Sinh địa, Quả dâu chín, Ngưu tất, mỗi vị 12g; Trạch tả Sắc uống ngày một thang.
b) Tang ký sinh, Bạch truật, Đảng sâm, Táo nhân, Long nhãn, Ngưu tất, mỗi vị 12g; Đương quy, Viễn chí, Hoa hoè, Hoàng cầm, mỗi vị 8g; Mộc hương 4g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa tăng huyết áp kèm theo tăng cholesterol máu
Tang ký sinh, Câu đằng, Hoa hoè, Thiên ma, Ngưu tất, Ý dĩ, mỗi vị 16g; Bạch truật 12g, Phục linh 8g; Bán hạ chế, Cam thảo, Trần bì, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.
Tang ký sinh, Hoa hòe, Hoàng cầm, mỗi vị 16g; Trúc nhự, Long đởm thảo, mỗi vị 12g; Chỉ thực, Phục linh, Bán hạ chế, mỗi vị 8g; Trần bì, Cam thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm gan - Viêm gan hoàng đản cấp
Tang ký sinh 15g, Sài hồ 6g, Hoàng cầm 9g, Nhân trần 12g, Xích thược 15g, Bồ công anh 15g, Liên kiều 10g, Bạch mã cốt 12g, Sinh đại hoàng 5g, Sinh sơn tra 10g, Cát căn 10g, Sinh cam thảo 5g. Sắc nước uống mỗi ngày một thang, kiên trì trong vòng 2 tháng thì chức năng gan trở lại bình thường.
Lưu Ý Khi Sử Dụng Tang ký sinh
Một số lưu ý khi sử dụng:
Khi đã bào chế rồi, đựng kín tránh mất hương vị. Tránh phơi nắng quá nhiều. Để nơi khô, ráo, mát, thoáng.
Nên dùng tầm gửi dâu ở dạng thuốc sắc uống để cho hiệu quả tốt.
Nguồn Tham Khảo
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 781, 782, 783.
“Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – Đỗ Tất Lợi – Nhà xuất bản y học năm 2004.
Screening of herbal medicines for the recovery of cisplatin-induced nephrotoxicity,
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1382668909000726
Xem thêm: I Danh Y Việt I Sức Khoẻ I Sản Phẩm I Tư vấn I