Những tác dụng phụ của nước chanh khi uống
Uống nhiều nước chanh có thể ảnh hưởng đến men răng, lượng axit cao dễ gây ợ nóng, tổn thương dạ dày, xuất hiện cảm giác buồn nôn.
Nước chanh cung cấp chất lỏng, chất điện giải, giúp ngăn ngừa mất nước, giảm mệt mỏi, chuột rút cơ bắp. Quả chanh chứa folate, kali và vitamin C dồi dào hỗ trợ chức năng miễn dịch, bảo vệ các tế bào khỏi hư hại. Người lớn có thể dùng 2-3 quả chanh mỗi ngày, dùng nhiều đồ uống từ chanh dễ gây tác dụng phụ.
Mòn men răng
Người uống nước chanh thường xuyên có thể gây tổn thương răng và sâu răng do tính axit trong thực phẩm. Một số cách ngăn ngừa tình trạng này là dùng ống hút để răng tránh tiếp xúc trực tiếp với chanh, đánh răng sau khi uống nước chanh, trái cây họ cam quýt.
Khó chịu dạ dày
Một số người sử dụng nước chanh để cải thiện tiêu hóa. Bởi axit trong nước chanh có thể giúp phân hủy thức ăn, kích thích sản xuất mật, hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều, axit cao trong chanh tác động không tốt đến dạ dày, gây ợ nóng và khó tiêu. Người có tiền sử trào ngược axit cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nước chanh.
Đi tiểu nhiều
Nước là chất lợi tiểu tự nhiên, mặc dù điều này thường có lợi cho người bị nhiễm trùng đường tiết niệu, nhưng nó có thể gây rắc rối cho người thường xuyên đi tiểu hoặc có vấn đề bàng quang. Sau khi uống nước chanh, lượng nước tiểu tăng lên quá nhiều nên giảm lượng tiêu thụ.
Giảm hiệu quả của một số loại thuốc
Chanh chứa chất chống oxy hóa tốt làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh, như bệnh tim, ung thư. Tuy nhiên, nước chanh có thể tương tác với nhiều loại thuốc, làm giảm hiệu quả của chúng hoặc gây ra tác dụng phụ.
Đồ uống này có thể ngăn cản hấp thụ một số loại thuốc kháng sinh và thuốc tuyến giáp. Người đang uống thuốc nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nước chanh.
Không nên uống trực tiếp nước cốt chanh vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày vì tính axit trong chanh mạnh. Nên pha loãng nước cốt chanh với nước lọc. Không nên pha với nước quá nóng có thể làm cho các enzym có lợi trong chanh bị phá vỡ, không đem lại hiệu quả khi uống.
Không nên sử dụng đồ uống này khi đói vì gây khó chịu, cồn cào, dễ dẫn tới viêm loét dạ dày. Nên uống nước chanh vừa đủ sau bữa ăn.
Người đang áp dụng chế độ thanh lọc cơ thể có thể uống nước chanh pha mật ong mỗi ngày. Loại quả này còn thúc đẩy quá trình sản xuất mật trong cơ thể.
Theo Health Shots/Nguồn VNE
Xem thêm:
- Càng có tuổi, người thông minh càng nên rèn luyện 3 cách sống "đáng tiền" này để nửa đời sau thong dong tự tại
- Sau 55 tuổi, cách sống tốt nhất là làm 5 điều: Cuộc sống nghỉ hưu hạnh phúc, vui tươi!
- Trong cuộc họp lãnh đạo yêu cầu bạn đưa ra ý kiến, hãy đáp lại bằng “3 mẹo” nhỏ này: Sếp không những rất hài lòng mà còn được trọng dụng hơn
- Chạy bộ vào buổi sáng hay buổi tối để giảm cân, giữ dáng hiệu quả?
- Bột ngọt (Monosodium Glutamate): Tốt hay xấu?
- 14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm
- Sử dụng thuốc đông y hợp lý: Trong Đông y, nguyên liệu thường dùng làm thuốc là thảo mộc, khoáng vật, động vật.
- Hội chứng tiết hormon kháng bài niệu (ADH) không phù hợp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Mất ngủ mãn tính: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị