Kê Nội Kim

Tên gọi khác:  Kê hoàng bì, Kê Chuân Bì, Kê Hoàng Bì, Kê Tố Tử, Màng mề gà.

Tên khoa học: Gallus Galus domesticus Brisson - Phasianidae

Mô tả dược liệu: Màng gần nguyên vẹn hoặc từng mảnh khô cong, cuộn lại. Màng nguyên dài 3,5 cm, rộng 3 cm, dày 0,2 cm. Mặt ngoài màu vàng, lục vàng hoặc nâu vàng, màng mỏng trong mờ, có nếp nhăn dọc. Chất giòn dễ vỡ, vết bẻ có cạnh sáng bóng như sừng. Mùi hơi tanh, vị hơi đắng.

Chế biến: Mổ gà, bóc lấy màng mề gà khi còn nóng, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

Bào chế:
+ Sao Kê nội kim: Lấy Kê nội kim sạch, rang với cát đến khi phồng lên, lấy ra, để nguội.
+ Thố Kê nội kim (chế giấm): Lấy Kê nội kim sạch, sao đến khi phồng lên, phun giấm, lấy ra phơi hoặc sấy khô. Cứ 100 kg kê nội kim dùng 15 lít giấm.

Tính vị: Vị ngọt, tính bình

Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị, bàng quang, tiểu trường

Hoạt chất: Ventriculin, keratin, bilatriene, vitamin B1, B2

Công năng: Kiện vị, tiêu thực, sáp tinh.

Chủ trị:
- Trị bệnh trướng đầy, nôn mửa, trị lỵ, viêm ruột già, tiểu tiện ra máu.
- Khó tiêu, thức ăn ứ trệ, chướng đại trường, chướng bụng và đầy bụng dùng Kê nội kim với Sơn tra và Mạch nha.
- Trẻ em tỳ suy yếu, suy dinh dưỡng dùng Kê nội kim với Bạch truật, Sơn dược và Phục linh.
- Sỏi bàng quang và sỏi đường tiết niệu dùng Kê nội kim với Kim tiền thảo và Hải kim sa trong bài Tán Kim Thang.

Cách dùng, liều lượng: 6 - 12g. Thuốc sao lên tán bột uống tốt hơn là cho vào thuốc thang

Kiêng kỵ: Không bị tích trệ không nên dùng


 

Bài viết cùng chuyên mục

Copyright 2024 © BẢN QUYỀN THUỘC LAAFAVI.COM