Hội chứng Felty: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Tổng quan bệnh Hội chứng Felty
Hội chứng Felty là gì?
Viêm khớp dạng thấp là một rối loạn tự miễn dịch gây viêm mạn tính ở các khớp.
Hội chứng Felty là một biến chứng của viêm khớp dạng thấp lâu dài được xác định bởi ba yếu tố là viêm khớp dạng thấp, giảm số lượng bạch cầu bất thường và lách to. Bệnh có thể gây nên các biến chứng nhiễm trùng tái đi tái lại nhất là nhiễm trùng da và nhiễm trùng đường hô hấp trên. Đây là một hội chứng hiếm gặp.
Nguyên nhân bệnh Hội chứng Felty
Hội chứng Felty là một bệnh lý hiếm gặp với nguyên nhân hiện nay vẫn chưa được biết rõ. Một số bệnh nhân mắc hội chứng này do tiến triển từ viêm khớp dạng thấp trong một thời gian dài. Người mắc hội chứng Felty có nguy cơ nhiễm trùng cao do số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi giảm.
Triệu chứng bệnh Hội chứng Felty
Các triệu chứng của hội chứng Felty thường gặp như:
- Người bệnh có cảm giác khó chịu toàn thân, người mệt mỏi, ăn uống mất cảm giác ngon miệng, da xanh, tái nhợt
- Bệnh nhân ăn uống kém dẫn đến gầy sút cân, giảm cân không chủ ý. Các khớp bị sưng tấy, cứng khớp, đau và biến dạng.
- Bạch cầu trong máu ngoại vi giảm làm giảm sức đề kháng của người bệnh làm các bệnh nhiễm trùng tái phát.
- Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng như mắt nóng rát hoặc chảy dịch.
Đối tượng nguy cơ bệnh Hội chứng Felty
Hội chứng Felty gặp ở nhiều đối tượng đặc biệt với những người mắc viêm khớp dạng thấp trong thời gian dài. Hội chứng này còn thường gặp ở phụ nữ trong khoảng 50 và 60 tuổi.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Hội chứng Felty
Để chẩn đoán hội chứng Felty, bác sĩ chuyên khoa sẽ kết hợp giữa việc khám lâm sàng cùng với thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán để đưa ra chẩn đoán phù hợp nhất.
Khai thác tiền sử của người bệnh xem người bệnh có tiền sử mắc viêm khớp dạng thấp hay không, các nhiễm trùng mắc phải có tái đi tái lại hay không. Nếu có cần xác định thời gian mắc bao lâu.
Khám lâm sàng xác định các triệu chứng của hội chứng felty: Người bệnh ăn uống kém, người mệt mỏi, khớp sưng đau và biến dạng. Bác sĩ sẽ xác định triệu chứng mà người bệnh mắc phải để tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác để điều trị đúng và hiệu quả.
Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi: phát hiện số lượng tế bào bạch cầu trong máu ngoại vi giảm so với người bình thường đặc biệt là bạch cầu đoạn trung tính.
Xét nghiệm máu: Hầu hết người bệnh mắc hội chứng Felty dương tính với các yếu tố dạng thấp.
Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh: Trên hình ảnh siêu âm phát hiện các hình ảnh lách sưng to, gan và hạch bạch huyết có thể sưng lên. Chụp xquang và các phương pháp khác thấy tổn thương ở các khớp. Phương pháp này không chỉ giúp cho việc chẩn đoán mà còn giúp đánh giá mức độ bệnh.
Các biện pháp điều trị bệnh Hội chứng Felty
Người bệnh cần thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để điều trị đạt kết quả tốt. Nếu người bệnh đã kiểm soát tốt viêm khớp dạng thấp thì tùy từng trường hợp điều trị hội chứng Felty. Một số phương pháp điều trị làm giảm triệu chứng bệnh như:
- Điều trị nội khoa: Sử dụng các loại thuốc điều trị ngăn sự tiến triển của bệnh hoặc sử dụng các thuốc liên quan tới hệ thống miễn dịch. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được kiểm tra thường xuyên để tránh tác dụng phụ của thuốc.
- Phẫu thuật cắt lách: Lách là nơi các tế bào máu bị phá hủy. Trong một số trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả, cắt lách giúp cải thiện việc phá hủy tế bào máu dẫn đến cái thiện số lượng tế bào máu trong cơ thể.
- Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được nghỉ ngơi và hoạt động theo lời khuyên của bác sĩ. Người bệnh cũng có thể điều trị tại nhà, dùng các loại thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ và khám lại ngay khi các bất thường xảy ra.
- Điều trị hội chứng felty cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị. Người bệnh cần đi kiểm tra định kỳ sau điều trị để có biện pháp điều trị kịp thời và đạt hiệu quả tốt nhất.
Gợi ý sản phẩm hỗ trợ hệ cơ - xương - khớp đạt chuẩn, chiết xuất từ tự nhiên được nhiều người tin dùng:
=> Sản phẩm BESTBONE LAAFAVI, bao gồm thành phần Cao dược liệu quý dưới đây:
- Cao cẩu tích tác dụng trị tiểu tiện nhiều, đau ngang lưng, đau nhức khớp xương khó cử động, ..
- Cao tang kí sinh tác dụng vào hai kinh can và thận, trừ phong thấp, mạnh gân xương, ..
- Cao dây đau xương tác dụng để chữa các bệnh thấp khớp, tê bại, đau mình mẩy, bong gân, trật khớp…
- Cao đỗ trọng tác dụng bổ can thận, chữa đau lưng mỏi gối, tê bì gân xương...
- Cao độc hoạt tác dụng Trị chứng phong hàn thấp tý, chân tay co rút, lưng gối đau, viêm phế quản mạn tính, đau đầu, đau thắt lưng đùi, phong hàn biểu chứng, ..
- Cao cốt toái bổ tác dụng dự phòng và điều trị loãng xương, gãy xương và các bệnh về xương khớp khác, Cốt toái bổ là vị thuốc rất tốt cho can thận, xương khớp, ..
- Cao thiên niên kiện tác dụng điều trị phong tê thấp, đau mỏi cổ,vai gáy, nhức mỏi xương khớp, tê bì chân tay hoặc co quắp, tê bại đặc biệt ở người cao tuổi, ..
Cao tần giao, Cao thục địa, Cao cây gắm, Cao xương ngựa bạch, Cao phòng phong, Cao đinh lăng, Cao chè dây, Cao khương hoạt, Cao quế chi, Cao thổ phục linh, Cao nhân sâm, Cao tam thất, Cao đương quy, Cao ban long, Cao xuyên khung.
Tìm hiểu thêm: Những bệnh xem đọc nhiều
Mọi thông tin trên trang Website// LAA NHẤT ANH không nhằm mục đích quảng cáo, chỉ có tính chất tham khảo, và tra cứu. Việc sử dụng tài liệu liên quan Quý khách cần phải tuân theo sự hướng dẫn của Chuyên gia.!