Đông Quỳ Tử
Giới thiệu: Cây thảo sống 2 năm, thân cao hơn 3m, lá dạng như bàn tay chẻ 5 hoặc chẻ 7, mép có răng cưa, lá mọc cách có cuốn dài, giữa mùa đông xuân lá ở nách sinh hoa nhỏ, màu trắng có lẫn tím, hoa 5 cánh, hình tim ngược.
Cây có nhiều ở Trung Quốc, hay gặp ở Giang Tô Hà Bắc. Cây này chưa thấy ở Việt Nam.
Thu hái, sơ chế: Vào mùa hè hoặc thu, sau khi quả chín, lấy hạt và nghiền thành bột.
Mô tả dược liệu: Hạt hình thận, một đầu hơi nhọn, lép, hơi lõm xuống, dài chừng hơn 3,2mm, mặt ngoài biểu hiện màu nâu, bộ phận rốn hạt lõm xuống phân ra màu nâu vàng, nhân của hạt màu vàng trắng, có nhiều dầu.
Tính vị: Vị ngọt, tính rất lạnh, hoạt.
Quy kinh: Vào kinh Đại trường, Tiểu trường.
Tác dụng: Nhuận táo, hoạt trường, lợi đại tiểu tiện, thông lâm, xuống sữa.
Chủ trị: Trị phù thũng, bón, sữa không thông.
Liều dùng: 6-15g. Toàn cây 9g-30g.
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai cấm dùng. Đây là vị thuốc hoạt lợi không có ngưng trệ thì cấm dùng.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, đậy kín.