Cây Gừng Dại

Cây gừng dại với tên khoa học là Zingiber cassumunar Roxb, một dược liệu quan trọng trong Y Học Cổ Truyền với tác dụng điều trị viêm, đau và các vấn đề về hô hấp. Thân rễ là phần chính của loại thực vật này được sử dụng cho mục đích y học với các đặc tính chữa bệnh quý giá.

 

Giới thiệu về cây gừng dại

Cây gừng dại có tên khoa học là Zingiber cassumunar Roxb., thuộc họ Zingiberaceae và là cây thân thảo cũng như cây lâu năm, bao gồm một phần ngầm và các thân rễ. Theo Y Học Cổ Truyền, cây gừng dại được sử dụng trong các bài thuốc dân gian để điều trị các bệnh đa dạng, chẳng hạn như kháng viêm, bao gồm viêm khớp, thấp khớp, bong gân, các vấn đề về hô hấp như hen suyễn, ho và đau do rối loạn cơ xương, kinh nguyệt hoặc tiêu hóa.

 

Một số loại hợp chất trong cây gừng dại đã được xác định là phenylbutenoids, curcuminoids, sesquiterpenoids, benzaldehyde, quinon và các loại tinh dầu có chứa monoterpenoids. Chính các chiết xuất và thành phần của cây gừng dại rất đa dạng hoạt tính sinh học, bao gồm chất chống oxy hóa, chống viêm, chống ung thư, bảo vệ thần kinh hay dưỡng tế bào thần kinh và các tác động kháng nấm, kháng khuẩn.

 

Gừng dại có tác dụng gì?

Hoạt động chống oxy hóa

Người ta phát hiện ra rằng từ cây gừng dại sẽ phân lập được các chất có khả năng ngăn chặn sự giảm khả năng sống sót của tế bào do thực bào gây ra, từ đó bảo vệ các tế bào sống đang bị stress oxy hóa.

 

Các tinh dầu từ cây gừng dại chứa ba thành phần chính, sabinene, terpinenol và dimethyoxyphenyl thể hiện hoạt tính chống oxy hóa khi thu nhặt các gốc tự do, từ đó giúp cơ thể tươi trẻ kéo dài hơn.

 

Hoạt động chống viêm

Các hoạt động chống viêm của những chất chiết xuất và thành phần của cây gừng dại đã được chứng minh trên mô hình động vật. Theo đó, các sản phẩm dầu bôi ngoài da làm từ cây gừng dại có thể kháng viêm, giảm đau do chứng viêm hay thoái hóa khớp.

 

Hoạt động chống ung thư

Các nghiên cứu từ lâu đã thực hiện về hoạt động chống ung thư của các thành phần khác nhau của cây gừng dại. Kết quả cho thấy các phần hòa tan trong cloroform của cây gừng dại được phát hiện có độc tính tế bào chống lại hai dòng tế bào ung thư ở người là ung thư phổi và ung thư dạ dày.

 

Hơn nữa, các biện pháp phân đoạn theo hướng dẫn của phương pháp sinh học hiện đại đã giúp cô lập một số phenylbutenoids, cho thấy có độc tính trên tế bào đối với một số dòng tế bào ung thư ở người khác, như ung thư đại tràng, ung thư vú, ung thư gan.

 

Đồng thời, một số ghi nhận nhỏ lẻ trong các công trình nghiên cứu tác dụng chống ung thư của cây gừng dại còn thấy khả năng củng cố hệ thống miễn dịch trên các bệnh nhân mắc đái tháo đường kèm theo.

 

Bảo vệ và làm dưỡng chất thần kinh

Trong một đánh giá về tác dụng bảo vệ của chiết xuất ethanol của cây gừng dại chống lại sự tiêu hủy mất tế bào thần kinh do thoái hóa và sự hoạt hóa của tế bào hình sao ở vùng hải mã, kết quả của nghiên cứu cho thấy thảo dược này có thể làm giảm sự mất tế bào thần kinh ở vùng hải mã và ức chế phản ứng viêm.

 

Đồng thời, các thành phần của cây gừng dại cũng đã được chứng minh ở mức độ phân tử là có tác dụng dưỡng thần kinh trong một loạt các nghiên cứu. Hơn nữa, cây gừng dại còn giúp kích hoạt sự hình thành thần kinh và tăng trưởng và bảo vệ nơron trong tế bào thần kinh vỏ não. Do đó, các kết quả trên đã chỉ ra rằng các tinh chất trong cây gừng dại có tiềm năng để điều trị trầm cảm và chứng sa sút trí tuệ, chẳng hạn như bệnh Alzheimer.

 

Tác dụng trong da liễu

Các thành phần của cây gừng dại đã được chứng minh là có những ứng dụng tiềm năng trong phát triển các sản phẩm mỹ phẩm tự nhiên và dược phẩm để ngăn ngừa cũng như điều trị giảm sắc tố, lão hóa da hoặc viêm da.

 

Hoạt động kháng nấm và kháng khuẩn

Dầu của thân rễ cây gừng dại đã được báo cáo là có hoạt tính như thuốc kháng nấm, chống lại năm chủng nấm men, bao gồm Saccharomyces cerevisiae, Cryptococcus neoformans, Candida albicans, Candida Tropicalis, và Torulopsis glabrata.

 

Hơn nữa, tinh dầu cây gừng dại chứa 32% tecpinenol như thành phần chính cũng có tác dụng kháng khuẩn, chống lại nhiều loại vi khuẩn, từ Gram dương (Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes, Bacillus subtilis, Streptococcus epidermidis và vi khuẩn Propionibacterium acnes) cho đến Gram âm (Escherichia coli, Salmonella typhi, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella pneumoniae và Proteus vulgaris).

 

Tóm lại, các nghiên cứu đã cho thấy gừng dại có tác dụng gì và cơ sở nền tảng dược lý học như thế nào. Với các kỹ thuật hiện đại sau này, những chất chiết xuất, phân đoạn và các thành phần của gừng dại đã được phát hiện là có nhiều hoạt tính sinh học đa dạng khác, chẳng hạn như chống oxy hóa, chống viêm (bao gồm cả viêm khớp và hô hấp), đặc tính chống ung thư, bảo vệ, cung cấp dưỡng chất thần kinh và da liễu.

 

Nguồn tham khảo: ncbi.nlm.nih.gov, cabi.org, scientific.net

 

Xem thêm: I Danh Y Việt I Sức Khoẻ I Sản Phẩm I Tư vấn I


 

Bài viết cùng chuyên mục

Copyright 2024 © BẢN QUYỀN THUỘC LAAFAVI.COM