Bài thuốc cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng trị mộng du
Hiện tượng mộng du có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu chất lượng giấc ngủ được cải thiện, căng thẳng được kiểm soát thì tình trạng mộng du sẽ giảm đi đáng kể.
- Mộng du gây hậu quả gì?
Mộng du có thể chỉ là hiện tượng tè dầm vào ban đêm nhưng cũng có thể khiến người mộng du có nhiều hành động khi đang ngủ nhưng không có ý thức về chúng như đi qua đi lại, uống nước, cười nói…
Nguy hiểm hơn là tình trạng khi bị mộng du, người bệnh có xu hướng tự gây tổn thương cho chính mình khi cầm nắm các vật sắc nhọn, trèo ra ngoài cửa sổ hay đi ra ngoài hoặc gây tổn thương cho người khác...
- Chữa bệnh mộng du thế nào?
Để chữa bệnh mộng du, người bệnh cần được cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần được giảm bớt căng thẳng, tránh stress kéo dài, thư giãn tinh thần, để tinh thần thoải mái.
Ngoài ra, cần kết hợp tập thể dục thường xuyên, tập vừa sức với việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin A, C, calci, magiê, tránh các chất kích thích như cà phê, thuốc lá…
- Bài thuốc Đông y điều trị mộng du
Theo Đông y, mộng du chia làm 03 thể bao gồm: Mộng du do can uất đàm hỏa, mộng du do đởm nhiệt đàm hỏa và mộng du do tâm can âm hư. Với mỗi thể mộng du có bài thuốc chữa bệnh riêng.
3.1 Mộng du do can uất đàm hỏa
Triệu chứng: Mộng du kiêm chứng hồi hộp, mất ngủ, đau đầu, lo lắng, thậm chí mừng giận, cáu gắt vô cớ, giấc ngủ không sâu giấc.
Phép trị: Giải uất hóa đàm.
Bài thuốc: Sài hồ 10g, chích thảo10g, bán hạ chế 10g, chỉ thực 10g, long đởm thảo10g, nam tinh chế 6g, chi tử10g, trúc nhự 12g, dạ giao đằng 30g.
Cách dùng: Sắc uống ngày 02 lần sáng chiều, uống trong 10-15 ngày liên tục.
Vị thuốc chỉ thực trong bài thuốc trị chứng mộng du do can uất đàm hỏa.
3.2 Mộng du do đởm nhiệt đàm hỏa
Triệu chứng: Mộng du kiêm ảo tưởng, hư phiền không ngủ được, hoặc đắng miệng, nôn ọe, trong ngực cồn cào nóng rát, ăn kém.
Phép trị: Thanh đởm hóa đờm.
Bài thuốc: Trúc lịch10g, trần bì 10g, trúc nhự 10g, thiên ma 10g, bán hạ chế 10g, phục linh 10g, chỉ thực 10g, hổ phách 6g.
Cách dùng: Sắc uống chia 02 lần sáng chiều, trong 7-10 ngày liên tục.
3.3 Mộng du do tâm can âm hư
Triệu chứng: Mộng du, miệng khô mà đắng, tâm phiền, lưỡi sạch, mạch huyền nhược.
Phép trị: Dưỡng huyết an thần.
Bài thuốc: Cam thảo10g, đại táo 6g, táo nhân 10g, bá tử nhân10g, sinh địa10g, mạch môn 10g, long nhãn 10g.
Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 02 lần, trong 10-15 ngày liên tiếp.
Lưu ý: Để phân biệt rõ các thể của mộng du, người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và lựa chọn bài thuốc điều trị phù hợp.
BS. Vũ Duy Thành/nguồn SKĐS
Xem thêm:
- Đi khám sức khỏe định kỳ, nếu 4 chỉ số này đều bình thường thì xin chúc mừng, cơ thể bạn vẫn rất khỏe mạnh
- 10 loại quả càng ăn càng đẹp da: Trái cây họ cam quýt, dâu tây, ớt chuông, cà chua, bơ cung cấp vitamin C cùng các dưỡng chất
- Thêm lý do để bạn uống cà phê mỗi ngày
- Những thực phẩm nên tránh khi uống thuốc kháng sinh
- Hôi miệng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Hội chứng Reye: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Lao hệ thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị