Tác dụng của trà gừng nghệ giảm mỡ máu
Cholesterol cao (mỡ máu cao) là một vấn đề sức khỏe phổ biến, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đau tim, đột quỵ, tổn thương thận, thậm chí tử vong…
Do đó, điều quan trọng là phải hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách có thể kiểm soát mỡ máu cao tại nhà.
Cholesterol là một chất béo dạng sáp được tìm thấy trong cơ thể, giúp tạo ra các tế bào mới và sản xuất hormone. Tuy nhiên, khi có nhiều cholesterol (mỡ máu cao hay cholesterol cao), có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng.
Một loại đồ uống tốt cho sức khỏe mà bạn có thể dùng khi bụng đói giúp cơ thể loại bỏ cholesterol LDL xấu (mỡ máu xấu) một cách tự nhiên.
- Trà gừng nghệ giúp giảm mỡ máu như thế nào?
- Giúp kiểm soát việc sản xuất cholesterol xấu: Cholesterol cao, ngày càng trở thành mối lo ngại về sức khỏe phổ biến, có khả năng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim và đột quỵ. Cholesterol LDL, thường được gọi là cholesterol 'xấu', tích tụ trong động mạch, dẫn đến tắc nghẽn và các biến chứng liên quan đến tim. Theo webmd, curcumin từ trà gừng nghệ có thể giúp giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu) cũng như mức cholesterol toàn phần. Dùng chất curcumin trước và sau phẫu thuật bắc cầu động mạch vành có thể giúp giảm nguy cơ bị đau tim.
- Giúp giảm viêm: Nổi tiếng với đặc tính chống viêm, gừng đã được đưa vào y học cổ truyền trong nhiều thế kỷ. Việc tiêu thụ gừng giúp hạn chế tình trạng viêm không chỉ trong cơ thể mà còn ở động mạch, có thể giảm thiểu hoặc thậm chí ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol.
- Giàu chất chống oxy hóa: Củ nghệ, một loại gia vị có chứa nhiều đặc tính chống oxy hóa. Thành phần hoạt chất của nó, chất curcumin, có khả năng làm giảm cholesterol. Do đó, việc thêm một chút bột nghệ vào trà gừng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trái tim của bạn.
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Trái tim trực tiếp bị ảnh hưởng bởi cholesterol cao. Khi bắt đầu ngày mới với thức uống kết hợp nghệ và gừng, giúp tăng cường khả năng chống viêm của cơ thể, tăng cường lưu lượng máu và nói chung là hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
- Tăng cường trao đổi chất: Bắt đầu ngày mới với một tách trà nghệ gừng khi bụng đói sẽ hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ thể. Quá trình trao đổi chất tích cực giúp cơ thể bạn sử dụng chất béo tốt hơn, có khả năng hỗ trợ phá vỡ cholesterol LDL.
- Giúp tiêu hóa tốt hơn: Một nguyên nhân lớn khác dẫn đến mức cholesterol kém là hệ thống tiêu hóa không được kiểm soát. Cả gừng và nghệ đều được biết là có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa tốt. Một tách trà gừng nghệ ấm khi bụng đói có thể tăng cường chức năng tiêu hóa và đường ruột khỏe mạnh, cả hai đều quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và duy trì mức cholesterol khỏe mạnh.
- Thải độc cơ thể: Được biết đến với lợi ích giải độc, trà nghệ gừng giúp loại bỏ độc tố và nuôi dưỡng sức khỏe gan. Loại trà này hỗ trợ quá trình giải độc tự nhiên của cơ thể, có thể giúp giảm mức cholesterol dần dần.
- Cách làm trà gừng nghệ
Dưới đây là cách làm trà gừng nghệ đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà:
Nguyên liệu:
- 1 củ nghệ tươi
- 1 củ gừng tươi
- Mật ong (tùy ý)
- 1 lít nước
Cách làm:
- Rửa sạch nghệ và gừng, sau đó thái lát mỏng.
- Đun sôi 1 lít nước trong nồi.
- Khi nước bắt đầu sôi, cho nghệ và gừng vào nồi.
- Hạ lửa nhỏ, đậy nắp nồi và đun khoảng 10-15 phút.
- Tắt bếp, để trà ngâm thêm khoảng 5 phút giúp hương vị của nghệ và gừng hòa quện vào nước.
- Lọc bỏ bã, sau đó cho nước trà vào cốc. Bạn có thể thêm mật ong để tăng thêm hương vị cho trà, rồi thưởng thức.
Lưu ý: Trà nghệ gừng có thể gây kích ứng đối với một số người. Nếu bạn chưa từng uống trà nghệ gừng trước đây, hãy bắt đầu với liều lượng nhỏ và xem cơ thể của bạn phản ứng như thế nào.
- Ai không nên uống trà gừng nghệ
Trà gừng nghệ là một loại thức uống có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng sử dụng được. Dưới đây là một số trường hợp hạn chế hoặc không nên uống trà gừng nghệ:
- Người bị loãng xương: Cả nghệ và gừng đều có thể làm giảm hấp thụ canxi trong cơ thể, có thể không tốt cho những người bị loãng xương.
- Người bị chứng rối loạn dạ dày: Cả nghệ và gừng đều có thể kích thích tiết dịch dạ dày, gây khó chịu cho những người bị rối loạn dạ dày.
- Người đang dùng thuốc chống đông máu: Cả nghệ và gừng đều có tác dụng làm giảm khả năng đông máu của cơ thể. Do đó, những người đang dùng thuốc chống đông máu nên tránh uống trà gừng nghệ, để tránh tình trạng chảy máu trầm trọng hơn.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Mặc dù nghệ và gừng có thể giúp giảm nôn mệt trong thai kỳ, nhưng việc sử dụng quá mức có thể gây ra tác dụng phụ. Do đó, phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Người bị sỏi mật: Gừng có thể làm tăng lượng dịch mật, điều này có thể gây ra cơn đau cho những người bị sỏi mật.
Như mọi loại thức uống hay thực phẩm khác, việc sử dụng trà gừng nghệ cần phải hợp lý và phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người. Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi uống trà nghệ gừng, bạn nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Cả gừng và nghệ đều là thảo mộc được biết đến với đặc tính làm giảm cholesterol. Thêm một cốc đồ uống này hàng ngày vào thói quen buổi sáng, đặc biệt là khi dạ dày rỗng, có thể rất có lợi cho những người đang đối mặt với lượng cholesterol cao.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng điều độ là chìa khóa. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm vào chế độ ăn uống hoặc sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà để kiểm soát cholesterol.
Bảo Lâm (Theo THS)/nguồn
Xem thêm:
- Thức hạt bổ dưỡng, tốt cho tim mạch, ngừa ung thư, tiểu đường: Thu hoạch từ loài hoa "đặc sản" của 1 tỉnh ở Việt Nam
- Bữa sáng là thời điểm vàng nuôi dưỡng gan: Chú ý ăn 4 thực phẩm thanh nhiệt, giúp gan khỏe mạnh
- 1 loại nước tốt ngang “thuốc bổ”, giúp hạ đường huyết, “dưỡng gan” hiệu quả: Rất sẵn ở Việt Nam nhưng nhiều người không biết
- Sử dụng thuốc đông y hợp lý: Trong Đông y, nguyên liệu thường dùng làm thuốc là thảo mộc, khoáng vật, động vật.
- Thời điểm sử dụng đúng cho từng loại thuốc: Uống thuốc vào đúng thời điểm trong ngày có thể tạo sự khác biệt lớn về hiệu quả điều trị
- Hội chứng Tourette: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Kawasaki (viêm mạch máu): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị