Ung thư biểu mô mũi họng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Tổng quan bệnh Ung thư biểu mô mũi họng
Ung thư biểu mô mũi họng là ung thư xảy ra ở vòm mũi họng, nó nằm ở sau mũi và ở trên phần sau của họng. Vòm họng là phần trên của họng, một hình ống trải rộng từ phía sau mũi tới đỉnh của khí quản và thực quản trong vùng cổ.
Ung thư biểu mô mũi họng xảy ra nhiều ở vùng Đông Nam á và Bắc Phi. ở các nước Âu Mỹ, bệnh chiếm tỷ lệ thấp. Bệnh cũng thường gặp ở Việt nam, và gặp nhiều nhất trong các ung thư vùng đầu cổ. Bệnh cũng là nguyên nhân gây tử vong ở nhiều người. Hàng năm, bệnh viện K Hà nội đã điều trị cho khoảng 500 bệnh nhân mới và đứng hàng thứ 5 trong 10 bệnh ung thư thường gặp.
Ung thư biểu mô mũi họng rất khó để phát hiện sớm. Điều này có thể do mũi họng không dễ dàng để kiểm tra và các triệu chứng của ung thư biểu mô mũi họng giống như nhiều tình trạng bệnh lý phổ biến khác.
Ung thư biểu mô mũi họng có thể gây nên những dấu hiệu và triệu chứng giống với nhiều bệnh. Do vị trí không lộ rõ, ung thư biểu mô vòm họng thường chỉ được chẩn đoán khi bệnh đã lan tràn. Đáng tiếc vì ung thư biểu mô vòm họng thường được chẩn đoán muộn, nó cũng trở thành khó điều trị.
Nguyên nhân bệnh Ung thư biểu mô mũi họng
Ung thư bắt đầu khi một hoặc nhiều đột biến gen làm cho các tế bào bình thường phát triển ngoài tầm kiểm soát, xâm nhập vào cấu trúc xung quanh và cuối cùng lan tràn (di căn) đến các bộ phận khác của cơ thể. Trong ung thư biểu mô mũi họng, quá trình này bắt đầu ở các tế bào hình vảy lót bề mặt của vòm họng.
Nguyên nhân ung thư biểu mô mũi họng chính xác gây ra những đột biến gen dẫn đến ung thư biểu mô mũi họng chưa được biết rõ, mặc dù các yếu tố như virus Epstein-Barr làm tăng nguy cơ ung thư này đã được xác định. Tuy nhiên, chưa giải thích được lý do tại sao một số người có tất cả các yếu tố nguy cơ mà không bao giờ mắc bệnh ung thư, trong khi những người khác không có yếu tố nguy cơ lại mắc bệnh.
Trong nhiều trường hợp không rõ là nguyên nhân gì gây nên những đột biến gen dẫn đến ung thư biểu mô vòm họng, mặc dù những yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ với ung thư này đã được xác định. Tuy nhiên, cũng không rõ tại sao một số người có tất cả các yếu tố nguy cơ không bao giờ bị ung thư trong khi những người khác không có yếu tố nguy cơ rõ rệt lại bị ung thư.
Triệu chứng bệnh Ung thư biểu mô mũi họng
Ung thư biểu mô mũi họng thường được phát hiện muộn do bệnh tiến triển âm thầm, các triệu chứng của bệnh không đặc thù, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, hơn nữa vùng vòm ở sâu, là khu vực không dễ tiếp cận để thăm khám đối với các bác sỹ không chuyên khoa. Các triệu chứng của bệnh hầu hết là các triệu chứng “mượn” của các cơ quan lân cận và thường biểu hiện ở một bên:
Biểu hiện ở mũi: Ngạt tắc mũi, chảy mủ mũi, chảy máu mũi, nói giọng mũi.
Biểu hiện ở tai: U làm tắc vòi tai gây viêm tai giữa biểu hiện đau tai, ù tai, chóng mặt, nghe kém, có thể chảy mủ tai.
Biểu hiện ở mắt: Khu u lan rộng vào nền sọ, gây liệt các dây thần kinh chi phối hoạt động mắt biểu hiện lác mắt, lồi mắt, sụp mi, giảm thị lực…
Hạch cổ: Là dấu hiệu thường gặp, gặp ở 60-90% các trường hợp.
Ngoài ra còn có các biểu hiện toàn thân khác thường gặp như đau đầu nhiều, gầy sút cân trong thời gian ngắn, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân… cũng cần phải được lưu ý.
Đối tượng nguy cơ bệnh Ung thư biểu mô mũi họng
Giới tính: Ung thư biểu mô mũi họng phổ biến ở nam giới hơn ở nữ giới.
- Chủng tộc: Loại ung thư này phổ biến ở người Trung Quốc, Đông Nam Á và Bắc Phi. Tại Hoa Kỳ, những người nhập cư châu Á có nguy cơ mắc ung thư này cao hơn so với những người châu Á sinh ra ở Mỹ.
- Tuổi tác: Ung thư mũi họng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng bệnh thường được chẩn đoán ở người trong độ tuổi từ 30 và 50.
- Thực phẩm ướp muối để bảo quản: Các hóa chất giải phóng vào hơi nước khi nấu thức ăn ướp muối như cá và rau, có thể thâm nhập vào khoang mũi, làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô vòm họng. Tiếp xúc với các hóa chất này từ khi còn nhỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn.
- Virus Epstein-Barr: Virus phổ biến này thường tạo ra những dấu hiệu và triệu chứng nhẹ như những người bị cảm lạnh. Đôi khi, bệnh có thể gây lây nhiễm. Virus Epstein-Barr cũng liên quan với một số bệnh ung thư hiếm gặp, trong đó có ung thư biểu mô vòm họng.
Bệnh sử gia đình: Có một thành viên trong gia đình bị ung thư mũi họng làm tăng nguy cơ của bệnh.
Phòng ngừa bệnh Ung thư biểu mô mũi họng
Hiện tại các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu để phát triển vắc xin phòng virus Epstein-barr, một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của ung thư vòm. Trong khi chờ đợi các biện pháp phòng bệnh đặc hiệu như trên chúng ta có thể áp dụng các biện pháp khác để nâng cao sức khỏe nói chung, hạn chế các yếu tố nguy cơ khác của ung thư vòm như:
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, có chế độ làm việc sinh hoạt hợp lý để nâng cao sức khỏe.
- Không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu chất kích thích, hạn chế ăn các thức ăn lên men như dưa muối, cà muối…
- Điều trị sớm những viêm nhiễm ở đường mũi họng.
- Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở vùng tai mũi họng như đau đầu kéo dài, xì máu mũi, ù tai, hạch cổ to… nên đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng sớm để được nội soi vòm, loại trừ bệnh.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Ung thư biểu mô mũi họng
Khám sức khỏe và tìm hiểu bệnh sử: khám tổng quát để kiểm tra các dấu hiệu sức khỏe chung bao gồm kiểm tra các dấu hiệu của các hạch bạch huyết sưng ở cổ hoặc bất cứ dấu hiệu không bình thường. Tìm hiểu bệnh sử về những thói quen sức khỏe, bệnh lý trong quá khứ và các phương pháp điều trị đã trải qua.
- Khám thần kinh: một loạt các câu hỏi và các xét nghiệm để kiểm tra não, tủy sống và chức năng thần kinh. Kiểm tra đánh giá trạng thái tinh thần, khả năng phối hợp, khả năng đi lại bình thường, đồng thời kiểm tra chức năng của cơ bắp, các giác quan và các phản xạ.
- Sinh thiết: lấy mẫu tế bào hoặc mô và kiểm tra mẫu dưới kính hiển vi bởi một nhà nghiên cứu bệnh học nhằm kiểm tra các dấu hiệu của bệnh ung thư. Các mẫu mô được lấy ra từ các thủ thuật sau:
- Soi mũi: là thủ thuật quan sát bên trong mũi để tìm ra các khu vực bất thường. Soi mũi là luồn qua mũi một dụng cụ mỏng hình ống có gắn đèn và một ống kính để quan sát. Nó có thể có kèm theo một dụng cụ để lấy mẫu mô. Các mô này được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm dấu hiệu của bệnh ung thư.
- Nội soi cao: một thủ thuật giúp quan sát bên trong mũi, họng, thực quản, dạ dày, tá tràng (phần đầu của ruột non, gần dạ dày). Nội soi được đưa qua miệng, vào thực quản, dạ dày và tá tràng. Nội soi là một dụng cụ mỏng, hình ống có gắn đèn và một ống kính. Nó cũng có thể gắn với một dụng cụ để lấy mẫu mô. Các mẫu mô được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm dấu hiệu của bệnh ung thư.
- MRI (chụp cộng hưởng từ): một thủ thuật sử dụng từ trường kết hợp với sóng radio và một máy tính để tạo một loạt các hình ảnh chi tiết về khu vực bên trong cơ thể. Thủ thuật này còn được gọi là chụp cộng hưởng từ hạt nhân (NMRI).
- Chụp CT: là phương pháp chụp tạo ra một loạt các hình ảnh chi tiết về khu vực bên trong cơ thể từ các góc độ khác nhau. Những hình ảnh được hiển thị trên một máy tính kết nối với máy chụp X-quang. Một loại thuốc nhuộm có thể được tiêm vào tĩnh mạch hoặc uống giúp các cơ quan hoặc mô hiện rõ hơn. Thủ thuật này còn được gọi là chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cắt lớp vi tính trục.
- PET scan (Chụp cắt lớp vi tính bức xạ positron): Một thủ thuật để tìm ra các tế bào từ khối u ác tính trong cơ thể. Một lượng nhỏ phóng xạ glucose (đường) được tiêm vào tĩnh mạch. Máy quét PET xoay quanh cơ thể và tạo ra bức tranh toàn thể cách glucose được sử dụng trong cơ thể. Các tế bào ác tính hiển thị sáng hơn trong hình, vì chúng hoạt động mạnh hơn và dùng nhiều glucose hơn các tế bào bình thường. Chụp PET có thể được sử dụng để phát hiện ung thư mũi họng đã lây lan đến xương. Đôi khi, chụp PET và chụp CT được thực hiện cùng một lúc. Cách phối hợp này tăng khả năng phát hiện bệnh ung thư, nếu có.
- Các xét nghiệm sinh hóa máu: là các xét nghiệm máu để định lượng một số chất nhất định lưu hành trong máu từ các cơ quan và các mô trong cơ thể. Một nồng độ bất thường (cao hơn hoặc thấp hơn so với bình thường) của một chất có thể là dấu hiệu của bệnh tật.
Xét nghiệm công thức máu (CBC): là thủ thuật rút mẫu máu để kiểm tra:
- Đếm số lượng tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tiểu cầu trong máu.
- Hàm lượng hemoglobin (các protein vận chuyển oxy) trong các tế bào hồng cầu.
- Tỷ lệ hồng cầu trong máu.
- Kiểm tra virus Epstein-Barr (EBV): xét nghiệm máu để tìm kháng thể chống lại virus và ADN Epstein-Barr – dấu hiệu của virus Epstein-Barr có mặt trong máu. Các kháng thể này được tìm thấy trong máu của bệnh nhân bị nhiễm EBV.
- Khám thính lực: kiểm tra khả năng nghe các âm thanh khác nhau từ nhỏ đến to, thấp đến cao. Mỗi tai được kiểm tra riêng.
Các biện pháp điều trị bệnh Ung thư biểu mô mũi họng
Điều trị ung thư biểu mô mũi họng thường bắt đầu bằng xạ trị hoặc kết hợp bức xạ và hóa trị.
Xạ trị
- Xạ trị là sử dụng chùm tia năng lượng cao như tia X-quang hoặc proton, để tiêu diệt các tế bào ung thư.
- Xạ trị cho ung thư biểu mô mũi họng thường được xử lý bằng thủ thuật gọi là chiếu tia bức xạ bên ngoài. Trong thủ thuật này, khi nằm trên bàn và một máy phân khối lớn chuyển động xung quanh, tia bức xạ được chiếu chính xác vào mục tiêu ung thư.
- Đối với các khối u nhỏ ở mũi họng, xạ trị có thể là điều trị duy nhất cần thiết. Trong các trường hợp khác, xạ trị có thể được kết hợp với hóa trị. Tác dụng phụ của xạ trị bao gồm đỏ da tạm thời, giảm thính lực và khô miệng.
- Một loại xạ trị khác gọi là bức xạ bên trong (trị liệu gần), đôi khi được sử dụng trong ung thư biểu mô mũi họng tái phát. Với phương pháp này, hạt hoặc dây phóng xạ được định vị trong khối u hoặc rất gần với khối u.
- Xạ trị cho đầu và cổ, đặc biệt là khi kết hợp với hóa trị, thường gây lở loét nghiêm trọng ở cổ họng và miệng.
Hóa trị: hóa trị là điều trị bằng thuốc có sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư. Thuốc hóa trị liệu có thể được đưa vào dưới dạng thuốc viên, truyền tĩnh mạch hoặc cả hai. Hóa trị có thể được sử dụng để điều trị ung thư biểu mô mũi họng theo ba cách:
- Hóa trị tại cùng thời điểm với xạ trị: khi hai phương pháp điều trị được kết hợp, hóa trị liệu tăng cường tính hiệu quả của xạ trị. Điều trị đồng thời này được gọi là điều trị phối hợp hoặc xạ hóa trị. Tuy nhiên, tác dụng phụ của hóa trị liệu kèm với các tác dụng phụ của xạ trị khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu.
- Hóa trị sau khi xạ trị: hóa trị được sử dụng để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư còn xót lại trong cơ thể kể cả những tế bào có thể bị vỡ ra từ khối u ban đầu và lây lan ra những nơi khác. Một số tranh cãi về việc hóa trị có thực sự cải thiện sự sống còn ở những người bị ung thư vòm họng hay không. Nhiều người trải qua hóa trị liệu sau khi điều trị đồng thời không thể chịu đựng được các tác dụng phụ và phải ngừng điều trị.
- Hóa trị trước khi xạ trị: hóa trị liệu bổ trợ là điều trị hóa trị liệu trước khi xạ trị đơn thuần hoặc trước khi điều trị đồng thời. Cần nghiên cứu thêm để xác định xem hóa trị bổ trợ có thể cải thiện tỷ lệ sống sót ở những người bị ung thư vòm họng hay không.
- Phẫu thuật: phẫu thuật không thường được sử dụng để điều trị ung thư vòm họng. Phẫu thuật có thể được sử dụng để loại bỏ ung thư hạch bạch huyết ở cổ.
Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể được sử dụng để loại bỏ một khối u từ vòm họng. Điều này thường đòi hỏi phẫu thuật viên phải thực hiện một vết rạch trong vòm miệng để tiếp cận vào khu vực này và loại bỏ các tế bào ung thư.
Tìm hiểu thêm: Những bệnh xem đọc nhiều I Quay lại I
Mọi thông tin trên trang Website// LAA NHẤT ANH không nhằm mục đích quảng cáo, chỉ có tính chất tham khảo, và tra cứu. Việc sử dụng tài liệu liên quan Quý khách cần phải tuân theo sự hướng dẫn của Chuyên gia.!