Uống kẽm mắc sai lầm này dễ phản tác dụng: Thời điểm tốt nhất nên uống, liều kẽm cần dùng cho từng đối tượng!
Mọi người cần uống kẽm đúng cách theo độ tuổi, giới tính và cũng cần có thời điểm uống phù hợp, tránh hại sức khỏe.
Đó chính là uống quá nhiều kẽm! Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia), thiếu kẽm là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy liên tục kéo dài, người gầy yếu, giảm đề kháng, da tóc móng đều xấu, dễ mắc một số bệnh mãn tính...
Tuy nhiên, uống quá nhiều kẽm cũng sẽ gây phản tác dụng, là nguyên nhân gây buồn nôn và đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, suy giảm hệ miễn dịch, giảm hấp thu đồng của cơ thể dẫn đến thiếu hụt khoáng chất, hại thận...
Điều quan trọng là mọi người cần uống kẽm đúng cách theo độ tuổi, giới tính và cũng cần có thời điểm uống phù hợp, tránh hại sức khỏe.
Thời điểm uống kẽm tốt nhất trong ngày
Sản phẩm bổ sung kẽm phát huy hiệu quả nhất nếu được dùng ít nhất 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn. Tuy nhiên, nếu chất bổ sung kẽm gây khó chịu cho dạ dày của bạn thì có thể dùng chúng trong bữa ăn.
Tốt nhất, bạn nên nói chuyện với bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng nếu định dùng sản phẩm bổ sung kẽm để có thời điểm hấp thụ tốt nhất, không hại sức khỏe.
Uống kẽm với liều lượng thế nào mới hợp lý?
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi, việc bổ sung kẽm sẽ có liều lượng khác nhau để cung cấp vừa đủ, tránh quá nhiều cũng như quá ít.
Chuyên gia tiết lộ, trẻ dưới 1 tuổi cần khoảng 5mg kẽm mỗi ngày, ở trẻ 1-10 tuổi là khoảng 10mg/ngày, thanh thiếu niên và người trưởng thành khoảng 15mg/ngày đối với nam, 12mg/ngày đối với nữ.
Để kẽm được hấp thu tốt nhất vào cơ thể, mọi người nên bổ sung từ chế độ ăn uống thực phẩm tự nhiên. Những thực phẩm giàu kẽm mà bạn có thể ăn hàng ngày bao gồm: hàu, gan, thịt đỏ, trứng, ngũ cốc thô, các loại đậu, rau củ, trái cây, ăn cân đối thức ăn động vật và thực vật.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đảm bảo mình có chế độ ăn hàng ngày bao gồm những thực phẩm như trên, ví dụ người ăn chay sẽ có nguy cơ thiếu kẽm do ăn thiếu hụt thực phẩm có nguồn gốc động vật, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng không có đủ lượng kẽm do chế độ ăn uống chưa đáp ứng đủ...
Lúc này, mọi người có thể bổ sung kẽm bằng thuốc, thực phẩm bổ sung. Một số loại kẽm bạn có thể bổ sung hàng ngày, chuẩn theo khuyến cáo trên bao bì sản xuất như: Viên kẽm tự nhiên Blackmores Bio Zinc, viên kẽm Puritan's Pride Zinc Chelate, viên uống bổ sung kẽm Deep Blue Healthy ZOS+...
Mặc dù vậy, cách tốt nhất để biết mình có thiếu kẽm hay không, thiếu kẽm ở mức độ nào... thì xét nghiệm máu vẫn là ưu tiên hàng đầu. Điều này giúp bạn bổ sung kẽm hiệu quả nhất vì việc bổ sung quá ít hoặc quá nhiều sẽ không tác dụng như mong đợi, thậm chí phản tác dụng, gây suy giảm miễn dịch của cơ thể. Khuyến cáo chung cho mọi người là không được dùng quá 150mg kẽm mỗi ngày, tránh hậu quả đáng tiếc.
Theo Phunuso
Xem thêm:
- Lao ruột, phúc mạc và mạc treo các tuyến (lao bụng): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Nhiễm nấm Candida (nhiễm trùng nấm men): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Thalassemia (Tan máu bẩm sinh): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Nấu ăn bằng loại muối nào có lợi cho sức khoẻ?