Thương Truật
Tên khoa học: Atractylodes lancaeae - Asteraceae
Giới thiệu: Thương truật là một loại cây sống lâu năm, cao chừng 0,60m, có rễ phát triển thành củ to, thân mọc thẳng đứng. Lá mọc so le, gần như không có cuống, lá ở phía gốc chia 3 thùy nhưng cắt không sâu. 2 thùy 2 bên hình mác, không chia thùy.
Mép lá trên lá dưới đều có răng cưa nhỏ nhọn. Cụm hoa hình đầu, tổng bao do 5-7 lớp như ngói lợp, lớp dưới cùng chia rất nhỏ hình lông chim. Hoa hình ống, những hoa phía ngoài là hoa cái, những hoa trong lưỡng tính, tràng hoa màu trắng hay tím nhạt, đỉnh chia 5 thùy xẻ xâu. 5 nhị (bị thoái hóa ở hoa cái), nhụy có đầu vòi chia hai, bầu có lông mềm nhỏ. Cụm hoa thương truật so với cụm hoa của bạch truật nhỏ và gầy hơn. Quả khô.
Thương truật từ trước đến nay ta vẫn phải nhập của Trung Quốc, thương truật mọc ở Giang Tô, Hồ Bắc, Hà Nam, loại của Giang Tô được coi là tốt nhất, Hồ Bắc sản xuất nhiều, tiêu thụ ở Hoa Bắc, Đông Bắc và xuất khẩu.
Tính vị: vị cay, đắng và tính ấm
Quy kinh: tỳ và vị
Công năng: trừ ẩm, bổ tỳ; trừ phong, thấp, tăng tiết mồ hôi
Chủ trị:
+ Ứ thấp ở tỳ và vị biểu hiện như đầy và phình thượng vị, kém ăn, buồn nôn hoặc nôn, mệt mỏi, màng lưỡi dính: dùng phối hợp với hậu phác, trần bì dưới dạng bình vị tán.
+ Hội chứng tắc nghẽn phòng-hàn thấp biểu hiện như đau và sưng khớp gối, yếu chân: dùng phối hợp với mộc qua, tang chi và độc hoạt.
+ Hội chứng ngoại lai do phong, hàn, thấp ngoại sinh xâm nhập biểu hiện như đau và nặng các chi, nghiến răng, sốt, đau đầu và cảm giác nặng đầu: dùng phối hợp với phòng phong và tế tân.
+ Giảm lưu thông thấp nhiệt biểu hiện như sưng và đau gối và chân và yếu chân: dùng phối hợp với hoàng bá và ngưu tất dưới dạng tam diệu hoàn.
Liều dùng: 5-10g
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư yếu, đại tiện lỏng do nội nhiệt không dùng