Tập thể dục giúp phòng ngừa chốc mép đẩy nhanh phục hồi bệnh
Duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc và tập thể dục đều đặn… giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc chốc mép và phục hồi nhanh khi mắc bệnh.
Chốc mép là tình trạng da ở một hoặc ở cả hai bên mép bị nứt, đau, là bệnh da liễu phổ biến, có khả năng lây nhiễm cao. Bệnh có thể hết sau vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài thành mạn tính.
Chốc mép có thể xảy ra ở bất cứ ai và lứa tuổi nào, do nhiều nguyên nhân gây nên, nhưng hai nguyên nhân phổ biến nhất thường gặp hơn cả là nhiễm virus và nhiễm nấm. Do đó, để giúp phòng ngừa bệnh và phục hồi nhanh khi mắc chốc mép, cần có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
- Vai trò của tập thể dục đối với người bệnh chốc mép
- Tăng cường miễn dịch: Tập thể dục không trực tiếp giúp điều trị chốc mép, nhưng có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh tật, bao gồm cả vi khuẩn và virus gây bệnh chốc mép.
- Cải thiện sức khỏe tổng thể: Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường sức mạnh cơ bắp, giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính và giúp kiểm soát cân nặng...
- Giảm stress: Tập thể dục cũng giúp giảm stress và cải thiện tâm trạng, điều này có thể giúp cơ thể bạn chống lại bệnh tật một cách hiệu quả hơn.
- Một số bài tập tăng cường miễn dịch cho người mắc chốc mép
Khi mắc chứng chốc mép, bạn vẫn có thể tiếp tục tập thể dục như bình thường nếu cảm thấy khỏe mạnh và thoải mái. Việc tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp người bệnh chốc mép nhanh hồi phục.
Dưới đây là một số bài tập thể dục phổ biến mà người bị chứng chốc mép có thể thực hiện:
2.1 Đi bộ
Đi bộ là một hình thức vận động nhẹ nhàng, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và hệ miễn dịch. Thường xuyên đi bộ có lợi cho hệ thống miễn dịch bằng cách giúp các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả, tăng lưu lượng máu, giảm căng thẳng và viêm nhiễm, đồng thời tăng cường kháng thể.
2.2 Yoga
Yoga không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tinh thần mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể.
Dưới đây là một số ví dụ:
- Tư thế cái cung: Có tác dụng tăng cường lưu thông máu, "massage" nội tạng hiệu quả.
Cách thực hiện:
+ Vào tư thế nằm sấp trên thảm, hai tay duỗi dọc theo chiều dài cơ thể. Hai chân gập ngược về phía mông, ưỡn ngực, đưa 2 tay nắm lấy 2 cổ chân.
+ Từ từ hít sâu, nâng (cao) dần trán, ngực và đùi. Mặt hướng về phía trước (cơ thể uốn cong như cây cung)
+ Giữ thăng bằng trong khoảng 10 - 20 giây tùy khả năng.
+ Sau đó thở hết ra, đưa tay, chân, ngực về vị trí ban đầu.
- Tư thế cái cày: Có tác dụng tăng sức đề kháng bằng cách kích thích tăng sinh các tế bào bạch cầu (tế bào miễn dịch) trong cơ thể.
Cách thực hiện:
+ Vào tư thế nằm ngửa trên thảm tập, hai chân khép và hai đặt xuôi cơ thể, lòng bàn chân úp xuống.
+ Từ từ nâng hai chân và hông lên (hít sâu). Sau đó cố gắng đẩy chân qua đầu cho đến khi mũi chân chạm sàn. Đối với người mới bắt đầu không nhất thiết chân phải ép chạm sàn.
+ Giữ thẳng đầu gối, cằm tỳ ngực và giữ tư thế trong 10 giây.
+ Sau đó từ từ hạ lưng xuống, chân duỗi thẳng, trở về tư thế ban đầu.
- Tư thế rắn hổ mang: Giúp cột sống dẻo dài, cải thiện hệ hô hấp.
Cách thực hiện:
+ Nằm sấp trên thảm, duỗi thẳng mũi chân, hai tay đặt ngang lồng ngực, lòng bàn tay úp xuống sàn.
+ Từ từ nâng ngực lên (lấy hai tay nâng đẩy ngực). Đỉnh đầu vươn về trước (để đốt sống cổ được kéo giãn hoàn toàn), đẩy cằm và ngực về trước, mắt nhìn phía trên.
+ Duy trì tư thế trong 10 giây rồi từ từ trở về tư thế ban đầu, thả lỏng cơ thể.
2.3 Tập thể dục nhịp điệu
Tập thể dục giúp phòng ngừa chốc mép đẩy nhanh phục hồi bệnh- Ảnh 2.
Tập thể dục nhịp điệu giúp tăng cường miễn dịch.
Tập thể dục nhịp điệu (hay aerobic) có thể giúp tăng số lượng tế bào miễn dịch như tế bào T và tế bào tiêu diệt tự nhiên trong máu. Tế bào T đóng một vai trò thiết yếu trong hệ thống vì là một trong những cơ quan phản ứng đầu tiên với nhiễm trùng và các tế bào tiêu diệt tự nhiên lưu thông trong máu để phát hiện các tế bào bị nhiễm bệnh. Số lượng tế bào miễn dịch ngày càng tăng có thể xây dựng một tuyến phòng thủ mạnh mẽ hơn cho hệ thống miễn dịch.
Tập thể dục nhịp điệu còn giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm stress…
Lưu ý: Trước khi bắt đầu một chương trình tập luyện, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để đảm bảo rằng bạn đang thực hiện chúng một cách an toàn và hiệu quả.
- Những lưu ý khi tập thể dục ở người bệnh chốc mép
- Tránh tập thể dục nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc không khỏe: Chốc mép có thể là dấu hiệu của sức khỏe tổng thể kém hoặc hệ thống miễn dịch yếu. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc không khỏe, hãy nghỉ ngơi.
- Tránh các bài tập làm tăng áp lực lên khuôn mặt hoặc miệng: Điều này có thể làm tăng cảm giác đau và khó chịu.
- Đảm bảo duy trì vệ sinh cá nhân: Nếu bạn tập thể dục tại một phòng tập hoặc trung tâm thể dục, hãy rửa tay thường xuyên và tránh chạm tay vào mặt để ngừa lây nhiễm thêm.
- Uống đủ nước: Đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ nước, đặc biệt là khi tập thể dục, để giữ cho da và môi luôn ẩm.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B và sắt, như thịt, cá, rau xanh, các loại hạt, protein chất lượng… có thể giúp cải thiện tình trạng chốc mép. Hạn chế ăn đồ chế biến sẵn và đồ ngọt.
- Tập luyện đều đặn: Hãy chọn một hoạt động thể chất mà bạn thích và thực hiện đều đặn mỗi ngày. Nếu bạn mới bắt đầu tập luyện hoặc đang phục hồi sau một chấn thương hoặc bệnh tật, hãy bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng và từ từ tăng cường.
- Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch. Hãy cố gắng ngủ từ 7-9 giờ mỗi đêm.
- Giảm stress: Stress có thể làm suy giảm hệ miễn dịch. Hãy tìm cách giảm stress như thực hành thiền, đọc sách, nghe nhạc, hoặc tận hưởng thời gian với bạn bè và gia đình…
BS. Tăng Minh Hoa/Nguồn SKĐS
Xem thêm:
- Ngủ ngon: 23 cách cải thiện thói quen trước khi ngủ ban đêm của bạn
- Đêm nào đi ngủ cũng xuất hiện 4 dấu hiệu này chứng tỏ thận yếu, dù nam hay nữ cũng nên tránh 3 thực phẩm
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 4 đặc điểm trên khuôn mặt: Cùng kiểm tra xem nhé!
- Hội chứng urê huyết tán huyết: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Hội chứng Volkmann: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Lỗ tiểu đóng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Nhiễm trùng huyết do liên cầu: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Rối loạn lưỡng cực: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị