Long Não

Tên khoa học: Cinnamomum camphora N. et E.- Lauraceae

Giới thiệu: Cây gỗ, cao đến 15m, vỏ thân dày nứt nẻ. Tán lá rộng. Lá mọc so le có cuống dài, ở kẽ gân chính và gân 2 bên nổi lên 2 tuyến nhỏ. Hoa nhỏ màu vàng lục mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả mọng khi chín có màu đen.

Ở Việt Nam, Long não được trồng từ thời Pháp thuộc ở Hà Giang và sau 1954 có được trồng ở các tỉnh miền núi. Ở các thành phố lớn, long não được trồng làm cây cho bóng mát.

Thu hái, sơ chế: Thường khai thác gỗ những cây đã già (trên 25 tuổi). Lá có thể khai thác quanh năm.

+ Chặt nhỏ cây, cành lá, chưng cất lấy Long não thô rồi lại thăng hoa tinh chế lần nữa để được bột Long não tinh chế. Cho vào khuôn để có những cục hoặc khối Long não.
+ Chẻ nhỏ thân, cành, rễ, lá, đem cất với nước sẽ được Long não và tinh dầu (Dược Liệu Việt Nam).
+ Ngâm cồn 600 với tỉ lệ 1/10 để xoa bóp (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).

Tính vị: Vị cay, đắng, tính ôn

Quy kinh: Vào kinh phế, tâm và can
 
Tác dụng: Khư phong thấp, thông kinh lạc, chỉ thống tiêu thực, làm long đờm, lợi trung tiện, chống đầy hơi, làm ra mồ hôi, trừ lỵ. Dầu từ gỗ có tác dụng tiêu viêm, giải độc.

Chủ trị: Trừ nhọt, trị sang lở, trừ hàn thấp, đau nhức.

Cách dùng, liều lượng: Dùng rễ, thân 15-30g, quả 10-15g, dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài sát khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, trị mụn lở ngứa, đau dây thần kinh, thấp khớp, tê dại; dùng long não pha cồn 10% để xoa bóp.

Bảo quản: Đựng vào lọ kín. Thêm Đăng tâm để không mất hương vị.


 

Bài viết cùng chuyên mục

Copyright 2024 © BẢN QUYỀN THUỘC LAAFAVI.COM