Lao cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Lao cột sống

Hiện nay, các bệnh lao hệ thống xương khớp đang chiếm 1/5 tổng số các trường hợp lao ngoài phổi. Riêng ở Việt Nam, 65% bệnh nhân bị lao hệ xương khớp bị mắc bệnh lao cột sống, lao khớp (khớp gối, háng, cổ chân, vai, cổ tay...). Vậy bệnh lao cột sống là gì?

 

Bệnh lao cột sống hay còn gọi là mục xương sống là một dạng bệnh lý lao ngoài phổi, thường gặp nhất trong hệ vận động, tuy nhiên, hiện nay dưới sự phát triển của y học đã tìm ra phương pháp chữa khỏi khi được phát hiện sớm.

 

Nguyên nhân bệnh Lao cột sống

Lao cột sống là tình trạng do viêm đốt sống-đĩa đệm do lao. Khi bị mắc bệnh là lúc cột sống bị vi khuẩn lao sau khi qua phổi hoặc hệ thống tiêu hóa sẽ theo đường máu hoặc bạch huyết đến khu trú tại một bộ phận của hệ thống cơ xương khớp.

 

Nguyên nhân bệnh lao cột sống do vi khuẩn lao sau khi qua phổi hoặc hệ thống tiêu hóa sẽ theo đường máu hoặc bạch huyết đến khu trú tại một bộ phận nào đó của hệ thống cơ xương khớp gây bệnh.

 

Triệu chứng bệnh Lao cột sống

Bệnh nhân bị bệnh lao cột sống sẽ bị phá hủy các thân đốt sống âm thầm, vì vậy các triệu chứng bệnh lao cột sống xuất hiện rất chậm và thường có các triệu chứng chủ quan giống như lao phổi: sốt nhẹ về chiều, lười hoặc chán ăn, giảm cân trầm trọng, cơ thể ốm yếu, mệt mỏi.

 

Đau vùng đốt sống bị tổn thương: ban đầu vết đau âm ỉ và có chiều hướng tăng dần vào chiều và đêm. Đau thường khu trú ở khu vực đốt sống vùng ngực là lúc bị lao cột sống ngực. Nếu biểu hiện đau càng dữ dội là lúc cột sống thắt lưng bị phá hủy nặng dẫn đến một hay hai chân co giật và đau lan theo rễ thần kinh bị chèn ép.

Chân tay bị teo: chân teo nhỏ lại, đặc biệt là vùng trước ngoài cẳng chân hay bắp chuối chân, thường thấy trong lao cột sống thắt lưng. Kèm theo đó là các biểu hiện liệt vận động hai chân, do chèn ép tuỷ sống, dấu hiệu này xuất hiện chậm hơn.

Khi hai chân có dấu hiệu bị chèn ép rễ thần kinh sẽ có biểu hiện rối loạn biến dưỡng da, lông, móng.

Thấy phồng lên trong ổ bụng dưới. Khi áp xe lớn sẽ chui qua dây chằng bẹn, xuống đùi, giống dạng áp xe hình nút áo. Áp xe lao có thể xuất hiện lớn sau mông, vùng tam giác Petit trên mào chậu sau, xuống vùng u toạ, hay ra mặt ngoài đùi… Khi áp xe quá lớn dưới da, áp xe bể sẽ dẫn đến hiện tượng dò mủ dưới da.

Liệt vận động hai chân là biểu hiện thường thấy hơn liệt vận động tứ chi, đa phần do lao cột sống ngực thấp.

 

Đường lây truyền bệnh Lao cột sống

Do sự xâm nhập của vi khuẩn lao tại hệ thống xương khớp trong cơ thể con người gây nên, bệnh lao cột sống có thể lây truyền từ người sang người nếu như nguyên nhân của lao cột sống là do lao phổi. Khi vi khuẩn lao phổi đã xâm nhập vào hệ tiêu hóa và theo tuần hoàn máu di chuyển đến các bộ phận khác của xương, từ đó phá hủy xương khớp ở khu vực mà trú ngụ.

 

Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm của bệnh lao cột sống ít hơn nhiều so với bệnh lao phổi.

 

Đối tượng nguy cơ bệnh Lao cột sống

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lao cột sống là những người có tiền sử mắc bệnh lao phổi hoặc tiếp xúc thường xuyên với những người mắc bệnh lao phổi.

 

Phòng ngừa bệnh Lao cột sống

Để phòng ngừa bệnh lao cột sống có thể kể đến các biện pháp cụ thể sau:

  • Duy trì lối sống khoa học, lành mạnh, tránh tiếp xúc với thuốc lá, bụi và hóa chất
  • Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân bị lao phổi, khi tiếp xúc phải có biện pháp tránh lây nhiễm.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp.

 

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Lao cột sống

Một số biện pháp chẩn đoán bệnh lao cột sống như sau:

  • Chụp X-Quang để thấy hình ảnh tổn thương lao, điển hình tại đĩa đệm. Khi bệnh nhân mắc bệnh, đĩa đệm sẽ hẹp lại. Trong giai đoạn muộn, các thân đốt sống sẽ dính sát với nhau, bờ thân đốt sống trên và dưới đĩa đệm bị phá hủy, tạo thành hang lao. Bệnh nhân bị lao cột sống không có phản ứng dày xương, ngà xương kèm theo sự phá hủy xương và thường ít gặp ở cung sau đốt sống, vì vậy nếu thấy phá hủy ở cung sau có thể chẩn đoán do ung thư.
  • Ngoài ra, có thể sử dụng các xét nghiệm khác để phát hiện bệnh như: tốc độ lắng máu lắng, phản ứng Mantoux (+).

 

Các biện pháp điều trị bệnh Lao cột sống

Hiện nay, do sự phát triển của y học, bệnh lao cột sống có thể chữa trị với điều kiện người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ.

 

Phác đồ điều trị lao cột sống gồm 2 phần: chữa bệnh lao và chữa những bệnh liên quan đến cột sống.

Thuốc chống lao được dùng theo phác đồ giống với chữa trị bệnh lao phổi bằng phương thức uống hoặc tiêm. Sau khi sử dụng thuốc, bệnh nhân cần nằm nghỉ trên giường cứng 4-5 tuần; sau đó, cần duy trì chế độ tập luyện theo hướng dẫn của chuyên gia để tránh cứng khớp. Đối với ổ áp xe lớn, chèn vào tủy cần thực hiện phẫu thuật kịp thời.

Để điều trị các vấn đề về cột sống cần: tránh mang vác vật nặng, có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, có thể dùng thuốc giảm đau để kiểm soát cơn đau, sử dụng nẹp để cố định trong trường hợp bị gù cột sống nhưng chưa bị yếu và liệt chi.

 

Gợi ý sản phẩm hỗ trợ hệ cơ - xương - khớp đạt chuẩn, chiết xuất từ tự nhiên được nhiều người tin dùng:

=> Sản phẩm BESTBONE LAAFAVI, bao gồm thành phần Cao dược liệu quý dưới đây:

Cao cẩu tích tác dụng trị tiểu tiện nhiều, đau ngang lưng, đau nhức khớp xương khó cử động, ..

Cao tang kí sinh tác dụng vào hai kinh can và thận, trừ phong thấp, mạnh gân xương, ..

Cao dây đau xương tác dụng để chữa các bệnh thấp khớp, tê bại, đau mình mẩy, bong gân, trật khớp…

Cao đỗ trọng tác dụng bổ can thận, chữa đau lưng mỏi gối, tê bì gân xương...

Cao độc hoạt tác dụng Trị chứng phong hàn thấp tý, chân tay co rút, lưng gối đau, viêm phế quản mạn tính, đau đầu, đau thắt lưng đùi, phong hàn biểu chứng, ..

Cao cốt toái bổ tác dụng dự phòng và điều trị loãng xương, gãy xương và các bệnh về xương khớp khác, Cốt toái bổ là vị thuốc rất tốt cho can thận, xương khớp, ..

Cao thiên niên kiện tác dụng điều trị phong tê thấp, đau mỏi cổ,vai gáy, nhức mỏi xương khớp, tê bì chân tay hoặc co quắp, tê bại đặc biệt ở người cao tuổi, ..

Cao tần giao, Cao thục địa, Cao cây gắm, Cao xương ngựa bạch, Cao phòng phong, Cao đinh lăng, Cao chè dây, Cao khương hoạt, Cao quế chi, Cao thổ phục linh, Cao nhân sâm, Cao tam thất, Cao đương quy, Cao ban long, Cao xuyên khung.

 

Tìm hiểu thêm: Những bệnh xem đọc nhiều

Mọi thông tin trên trang Website// LAA NHẤT ANH không nhằm mục đích quảng cáo, chỉ có tính chất tham khảo, và tra cứu. Việc sử dụng tài liệu liên quan Quý khách cần phải tuân theo sự hướng dẫn của Chuyên gia.!


 

 

Bài viết cùng chuyên mục

Copyright 2024 © BẢN QUYỀN THUỘC LAAFAVI.COM