Côn Bố

Tên gọi khác:  hải đới, nga chưởng thái

Tên khoa học:  Laminaria japonica. Areschong - Laminariaceae

Giới thiệu: Là một loại tảo dẹt, màu nâu, có những móc để bám vào tảng đá ngoài biển. Một bộ phận hình trụ có vai trò như thân và một bộ phận dẹt và dài như lá. Bộ phận giống như lá của Côn bố dài khoảng 60cm, rộng 5-6cm, giữa dày, mép có răng cưa nhỏ.
Tên khoa học: Laminaria japonica

Phân bố: Vị thuốc này ở nước ta chưa thấy có khai thác, còn nhập của Trung Quốc. Côn bố mọc hoang ở các vùng biển Liêu ninh, Sơn đông, Phúc kiến. Theo những tài liệu cũ, ở ven biển nước ta có thể có loài Côn bố Laminaria flexicaulis nhưng chưa khai thác.

Thu hái, sơ chế: Vào mùa hạ và thu. Vớt dưới biển lên, ngâm vào nước sạch cho bớt vị mặn, để hơi khô, cắt thành sợi, phơi khô, để dành dùng.

Mô tả dược liệu: Vị thuốc cuộn khúc lại thành cuộn hoặc bó lại thành từng bó. Tùy theo loại tảo mà vị thuốc có màu nâu xanh hay đen nâu. Mặt ngoài thường phủ một ít tinh thể muối, mùi tanh, vị mặn.

Tính vị: Vị mặn tính hàn

Quy kinh: Vào kinh Thận, Can, Vị

Thành phần hóa học: Laminine, iodine, iron, calcium, vitamin C, potassium, alginic acid
Chủ trị các chứng: Loa lịch, anh lựu, cước khí phù thũng, thủy thũng.

Công dụng: Tiêu đàm nhuyễn kiên, lợi thủy tiêu phù.

Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g dưới dạng thuốc sắc hay bột.

Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn không nên dùng.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh ẩm.


 

Bài viết cùng chuyên mục

Copyright 2024 © BẢN QUYỀN THUỘC LAAFAVI.COM