Bạch hầu. Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Bạch hầu

Bạch hầu là một tình trạng nhiễm vi khuẩn, có thể được ngăn ngừa bằng chủng ngừa. Tình trạng nhiễm trùng ở đường thở trên hay vùng mũi hầu tạo nên lớp màng xám, mà khi hiện diện tại vùng thanh quản hay khí quản, có thể gây ra thở rít và tắc nghẽn. Bị ở mũi có thể làm trẻ chảy máu mũi. Độc tố bạch hầu gây liệt cơ, viêm cơ tim, dẫn đến tử vong

 

Bạch hầu là cực kỳ hiếm ở Hoa Kỳ và các nước phát triển khác, nhờ tiêm vắc-xin rộng rãi chống lại căn bệnh này.

 

Hiện nay, đã có thuốc để điều trị bệnh bạch hầu, tuy nhiên, trong giai đoạn tiến triển, bệnh bạch hầu có thể gây hại cho tim, thận và hệ thần kinh của người bệnh. Ngay cả khi điều trị, bệnh bạch hầu có thể gây tử vong với tỷ lệ 3% những người mắc bệnh bạch hầu tử vong, tỷ lệ này còn cao hơn ở trẻ em dưới 15 tuổi.

 

Vậy bệnh bạch hầu là gì, nguyên nhân, cách phòng và điều trị bệnh bạch hầu ra sao?   

 

Nguyên nhân bệnh Bạch hầu

Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae là nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu.

 

Triệu chứng bệnh Bạch hầu

Các dấu hiệu và triệu chứng bạch hầu thường bắt đầu từ hai đến năm ngày sau khi bị nhiễm bệnh như sau :

  • Giả mạc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám, đen, dai, dính, dễ chảy máu.
  • Đau họng và khàn giọng
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ
  • Khó thở hoặc thở nhanh
  • Chảy nước mũi
  • Sốt và ớn lạnh
  • Khó chịu

Ở một số người, nhiễm vi khuẩn bạch hầu gây ra chỉ gây ra các triệu chứng bệnh nhẹ hoặc không có dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng nào cả. Những người bị nhiễm bệnh nhưng vẫn không biết về căn bệnh của mình được gọi là người mang bệnh bạch hầu (carriers of diphtheria), bởi vì họ có thể lây truyền bệnh cho cộng động mà không có triệu chứng bị bệnh.

 

Vi khuẩn bạch hầu gây bệnh trên da (cutaneous diphtheria)

Một loại bạch hầu thứ hai có thể ảnh hưởng đến da với triệu chứng đau, đỏ và sưng, loét bao phủ bởi một màng màu xám ở vùng hầu cũng có thể phát triển trong bệnh bạch hầu trên da. Mặc dù bệnh này phổ biến hơn ở vùng khí hậu nhiệt đới, bệnh bạch hầu trên da cũng xảy ra ở Hoa Kỳ, đặc biệt là ở những người có vệ sinh kém, sống trong điều kiện đông đúc.

 

Khi nào đi khám bác sĩ?

Đến ngay cơ sở Y tế khám ngay lập tức nếu phụ huynh hoặc trẻ đã tiếp xúc với người mắc bệnh bạch hầu. Nếu không chắc chắn liệu trẻ đã được tiêm phòng bệnh bạch hầu hay chưa, thì phụ huynh cũng nên đưa con đến cơ sở Y tế khám và kiểm tra lại vấn đề này. Phụ huynh hãy đảm bảo con mình được tiêm vacxin bạch hầu đầy đủ và đúng lịch.

 

Biến chứng của bạch hầu

Nếu không được điều trị, bệnh bạch hầu có thể dẫn đến:

  • Vấn đề về thở. Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu có thể tiết độc tố và độc tố này gây tổn thương mô ở khu vực nhiễm trùng ngay lập tức - thường là mũi và cổ họng. Tại vị trí đó, nhiễm trùng tạo ra một màng cứng màu xám bao gồm các tế bào chết, vi khuẩn và các chất khác. Màng này có thể cản trở hô hấp.
  • Đau tim. Độc tố bạch hầu có thể lây lan qua dòng máu và làm tổn thương các mô khác trong cơ thể, chẳng hạn như cơ tim, gây ra các biến chứng như viêm cơ tim. Tổn thương tim do viêm cơ tim có thể nhẹ, biểu hiện là những bất thường nhỏ trên điện tâm đồ hoặc nghiêm trọng dẫn đến suy tim sung huyết và đột tử.
  • Tổn thương thần kinh. Độc tố cũng có thể gây tổn thương thần kinh. Mục tiêu điển hình là dây thần kinh ở cổ họng gây khó nuốt, nếu ở cánh tay và chân cũng có thể bị viêm, gây yếu cơ. Nếu độc tố Corynebacterium diphtheriae làm tổn thương các dây thần kinh giúp kiểm soát các cơ hô hấp, các cơ này có thể bị tê liệt.
  • Về điều trị, hầu hết những người mắc bệnh bạch hầu đều sống sót sau những biến chứng này, nhưng quá trình phục hồi thường chậm. Bạch hầu gây tử vong ở khoảng 3% những người mắc bệnh.

 

Đường lây truyền bệnh Bạch hầu

Thông thường Corynebacterium diphtheriae nhân lên trên hoặc gần bề mặt của màng nhầy của cổ họng. Corynebacterium diphtheriae lây lan qua ba con đường:

  • Thông qua giọt nước trong không khí. Khi một người bị nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho sẽ phát ra một giọt nước có chứa mầm bệnh, những người ở gần đó có thể hít phải Corynebacterium diphtheriae. Bạch hầu lây lan nhanh chóng theo cách này, đặc biệt ở những nơi đông người.
  • Thông qua vật dụng cá nhân chứa mầm bệnh. Một số trường hợp mắc bệnh bạch hầu từ việc chưa làm sạch các vật dụng mà người nhiễm bệnh đã sử dụng từ cốc uống nước chưa rửa của người bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với các giấy ăn mà người bệnh đã sử dụng...
  • Đồ gia dụng bị ô nhiễm. Một số trường hợp hiếm hơn khi bị lây nhiễm bệnh bạch hầu thông qua các vật dụng dùng chung trong  gia đình, chẳng hạn như khăn hoặc đồ chơi.

Người khỏe cũng có thể tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh bạch hầu khi chạm vào vết thương bị nhiễm trùng. Những người đã bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu nhưng chưa được điều trị có thể lây nhiễm cho những người khỏe mạnh trong vòng sáu tuần - ngay cả khi họ không có bất kỳ triệu chứng nào.

 

Đối tượng nguy cơ bệnh Bạch hầu

Những người có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu bao gồm:

  • Trẻ em và người lớn không được tiêm vacxin bạch hầu
  • Những người sống trong điều kiện đông đúc hoặc mất vệ sinh
  • Bất cứ ai đi du lịch đến một khu vực đang có dịch bệnh bệnh bạch hầu
  • Bạch hầu hiếm khi xảy ra ở Hoa Kỳ và Tây Âu, nơi các quan chức y tế đã tiêm vắc-xin cho trẻ em chống lại tình trạng này trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, bệnh bạch hầu vẫn còn phổ biến ở các nước đang phát triển nơi tỷ lệ tiêm chủng thấp. Ở những khu vực tiêm vắc-xin bạch hầu chưa phải là bắt buộc thì căn bệnh này chủ yếu là mối đe dọa đối với những người chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đầy đủ, những khách du lịch quốc tế hoặc tiếp xúc với những người từ các nước kém phát triển.

 

Phòng ngừa bệnh Bạch hầu

  • Trước khi có thuốc kháng sinh, bạch hầu là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Ngày nay, căn bệnh này không chỉ có thể chữa được mà còn có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin.
  • Vắc-xin bạch hầu thường được kết hợp với vắc-xin uốn ván và ho gà. Vắc-xin ba trong một được gọi là vắc-xin bạch hầu, uốn ván và ho gà. Phiên bản mới nhất của vắc-xin này được gọi là vắc-xin DTaP cho trẻ em và vắc-xin Tdap cho thanh thiếu niên và người lớn.

Vắc-xin bạch hầu, uốn ván và ho gà là một trong những loại vắc-xin được các bác sĩ tại Hoa Kỳ khuyên dùng trong thời kỳ sơ sinh. Vắc-xin thường được tiêm ở cánh tay hoặc đùi khi trẻ ở 5 độ tuổi này:

  • 2 tháng
  • 4 tháng
  • 6 tháng
  • 15 đến 18 tháng
  • 4 đến 6 tuổi

Vắc-xin bạch hầu có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh bạch hầu. Nhưng có thể có một số tác dụng phụ. Một số trẻ có thể bị sốt nhẹ, quấy khóc, buồn ngủ hoặc đau tại chỗ tiêm sau khi tiêm DTaP. Hỏi bác sĩ những gì phụ huynh có thể làm cho trẻ giảm thiểu hoặc làm giảm các tác dụng này.

  • Hiếm khi vắc-xin DTaP gây ra các biến chứng nghiêm trọng ở trẻ, chẳng hạn như phản ứng dị ứng (nổi mề đay hoặc phát ban trong vòng vài phút sau khi tiêm), co giật hoặc sốc - biến chứng có thể điều trị được.
  • Một số trẻ em như những trẻ bị động kinh hoặc mắc bệnh hệ thần kinh khác thì không nên tiêm vắc-xin DTaP.

 

Tiêm nhắc lại

Sau khi đã hoàn thành 5 mũi trên ở thời thơ ấu, người khỏe mạnh cũng cần tiêm nhắc lại vắc-xin bạch hầu để giúp duy trì khả năng miễn dịch. Đó là bởi vì khả năng miễn dịch đối với bệnh bạch hầu giảm dần theo thời gian.

Trẻ em được tiêm chủng đầy đủ theo khuyến cáo trước 7 tuổi thì nên được tiêm mũi đầu tiên nhắc lại vào khoảng từ 11 đến 12 tuổi. Lần tiêm nhắc tiếp theo được khuyến nghị 10 năm sau, sau đó lặp lại sau khoảng thời gian 10 năm. Tiêm nhắc lại đặc biệt quan trọng nếu người khỏe đi đến các khu vực thường gặp bệnh bạch hầu.

Vắc xin bạch hầu nhắc lại được kết hợp với vắc-xin uốn ván nhắc lại(Td). Vắc-xin kết hợp này được tiêm bằng cách tiêm ở cánh tay hoặc đùi.

 

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Bạch hầu

Bác sĩ có thể nghi ngờ bệnh bạch hầu khi trẻ bị bệnh đau họng với màng màu xám bao phủ amidan và cổ họng. Bác sĩ sẽ chỉ định lấy mẫu bệnh phẩm ở họng hoặc mẫu mô từ vết thương bị nhiễm trùng và mang đi xét nghiệm để kiểm tra xác định có phải là vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Nếu bác sĩ nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, điều trị sẽ bắt đầu ngay lập tức, ngay cả trước khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn.

 

Các biện pháp điều trị bệnh Bạch hầu

Kháng độc tố

Dùng ngay 40.000 đơn vị kháng độc tố bạch hầu (TB hoặc TM), vì chậm trễ có thể làm tăng nguy cơ tử vong. Vì có một nguy cơ nhỏ có thể bị phản vệ nặng với huyết thanh ngựa trong kháng độc tố, do đó đầu tiên cần thử test trong da trước để phát hiện quá mẫn và phải trong tư thế sẵn sàng điều trị sốc phản vệ.

Kháng sinh

Bất kỳ trẻ nào nghi ngờ bạch hầu đều cần được tiêm bắp sâu mỗi ngày với procaine benzylpenicillin liều 50mg/kg (tối đa 1,2g) trong 10 ngày. Thuốc này không nên tiêm tĩnh mạch.

Liệu pháp oxy

Tránh thở oxy trừ phi bắt đầu có tắc nghẽn đường thở. Các dấu hiệu như thở rút lõm ngực nặng hay bứt rứt có nhiều khả năng là chỉ định của mở khí quản (hay đặt nội khí quản) hơn là cho thở oxy. Ngoài ra, sử dụng catheter mũi hay mũi hầu có thể làm trẻ khó chịu và mau thúc đẩy đến tình trạng tắc nghẽn đường thở.

 

Tuy nhiên, nên cho thở oxy nếu bắt đầu có tình trạng tắc nghẽn và đặt nội khí quản hay mở khí quản được cho là cần thiết.

 

Mở khí quản/đặt nội khí quản

Mở khí quản chỉ nên thực hiện bởi đội ngũ có kinh nghiệm, khi có dấu hiệu của tắc nghẽn đường thở hoàn toàn, như thở rút lõm ngực nặng và bứt rứt. Khi đó, mở khí quản cấp cứu cần được thực hiện. Đặt nội khí quản qua miệng là thủ thuật thay thế, nhưng có thể làm bong tróc giả mạc và không thể giải phóng tắc nghẽn.

 

Điều trị hỗ trợ

  • Nếu trẻ bị sốt (≥ 39 độ C) làm trẻ khó chịu, dùng paracetamol.
  • Khuyến khích trẻ ăn và uống.
  • Nếu trẻ khó nuốt, có thể nuôi ăn qua ống sonde mũi dạ dày. Ống sonde dạ dày nên được đặt bởi bác sĩ có kinh nghiệm, hoặc nếu có thể, bởi bác sĩ gây mê.  
  • Tránh thăm khám thường xuyên và thực hiện các thủ thuật xâm lấn khi có thể hoặc tránh quấy rầy trẻ khi không cần thiết.

 

Gợi ý sản phẩm hỗ trợ hệ hô hấp đạt chuẩn, chiết xuất từ tự nhiên được nhiều người tin dùng:

  • Siro ho BRONCHI SIRUP:

=> Đây là loại siro thảo dược được nhiều gia đình tin tưởng sử dụng, đặc biệt phù hợp với mọi lứa tuổi. Sử dụng cho người bị ho gió, ho khan, ho dai dẳng, ho do cảm lạnh, ho do dị ứng, ho do thay đổi thời tiết, đau rát họng, ngứa họng,…

 

Siro ho BRONCHI SIRUP có công dụng:

=> Bổ phổi, bổ phế, giảm nhanh hiệu quả các triệu chứng ho khan, ho kéo dài, ngứa rát cổ họng,…

=> Hỗ trợ bổ phế, giúp giảm ho, giảm đờm, giảm đau họng, khản tiếng do viêm họng, viêm phế quản, ...

 

Siro ho BRONCHI SIRUP bao gồm những thành phần Dược liệu quý như: 

- Cao khô lá thường xuân nhập khẩu từ Pháp tác dụng bổ phế, chỉ khái, bình suyễn ..

- Thiên môn đông tác dụng ho nhiều, ho đờm, ho lao, ho gà .. 

- Mạch môn tác dụng bổ phế, ho dai dẳng, ho khan, ..

- Tỳ bà diệp tác dụng trừ đờm, thanh phế, chống nôn, viêm đường hô hấp, cảm lạnh…

- Thổ bối mẫu tác dụng giảm ho, hạ áp, làm giãn cơ trơn khí quản ..

- Bách bộ tác dụng kháng khuẩn, diệt ký sinh trùng, làm giảm ho ..

- Cát cánh tác dụng làm giảm đau, kháng viêm, giải nhiệt, ức chế miễn dịch, giảm đờm ..

- Ngưu bàng tử tác dụng trừ phong, tán nhiệt, thông phổi, tiêu thũng, giải độc và sát trùng rất hiệu quả, giảm đa rát họng ..

- Tế tân tác dụng giảm ho, loãng đờm, giảm nghẹt mũi, ..

- Trần bì tác dụng táo thấp hoá đàm, ho mất tiếng, ..

- Kha tử tác dụng trị hen suyễn, ho hen và ho có đờm, giảm sỗ mũi, giảm đau, ..

- Bướm bạc công dụng điều trị sốt cách nhật, giúp lợi tiểu, trị ho hen, giúp giảm đau, ..

- Tử uyển được dùng chữa hen suyễn, ho nhiều đờm, ho nôn ra máu, đau họng, viêm phế quản cấp và mạn tính, tiểu tiện bất lợi, ..

- Viễn chí tác dụng giảm ho, long đờm, giảm đau, giúp làm loãng đờm, giúp loại bỏ đờm dễ hơn, ..

- Hoàng cầm tác dụng chữa sốt ho, nhức đầu, ung nhọt, điều kinh, kiết lỵ...

- Gừng tác dụng chữa bệnh như trị đau dạ dày, nôn ói, viêm đường hô hấp, đau nhức xương khớp, ..

- Xuyên tâm liên tác dụng thanh nhiệt giải độc, trị cúm, bài thuốc trị bệnh về đường hô hấp như trị cảm cúm, viêm họng, ..

- Tinh dầu Bạch đàn (Eucalyptus globulus Labill) là một chất chống viêm và thông mũi mạnh mẽ, nó làm long đờm và thông tắc nghẽn để giảm áp lực xoang, cho phép bạn thở dễ dàng hơn, ..

Xem thêm thông tin sản phẩm tại: https://laafavi.com/BRONCHI%20SIRUP

 

  • Ho viên BRONCHI SOFT:

=> Đây là lviên nang mềm thảo dược được nhiều gia đình tin tưởng sử dụng, đặc biệt phù hợp với mọi lứa tuổi. Sử dụng cho người bị ho gió, ho khan, ho dai dẳng, ho do cảm lạnh, ho do dị ứng, ho do thay đổi thời tiết, đau rát họng, ngứa họng,…

 

Viên nang mềm BRONCHI SOFT có công dụng:

=> Bổ phổi, bổ phế, giảm nhanh hiệu quả các triệu chứng ho khan, ho kéo dài, ngứa rát cổ họng,…

=> Hỗ trợ bổ phế, giúp giảm ho, giảm đờm, giảm đau họng, khản tiếng do viêm họng, viêm phế quản, ...

 

Viên nang mềm BRONCHI SOFT bao gồm những thành phần Dược liệu quý như: 

- Cao khô lá thường xuân nhập khẩu từ Pháp tác dụng bổ phế, chỉ khái, bình suyễn ..

- Thiên môn đông tác dụng ho nhiều, ho đờm, ho lao, ho gà .. 

- Mạch môn tác dụng bổ phế, ho dai dẳng, ho khan, ..

- Cao tô diệp bài thuốc chữa ho, giải biểu, tán hàn, giảm ho, trừ đàm, giúp sự tiêu hoá, giảm đau, giải độc, chữa cảm mạo, ..

- Cao khoản đông hoa trị đường hô hấp như viêm miệng, viêm họng, ho, khàn tiếng, viêm phế quản, hen suyễn, ho gà...

- Cao cam thảo tác dụng cam thảo là chữa ho, đau sưng họng, thanh nhiệt, tăng cường sức đề kháng, ..

- Tinh dầu Bạch đàn (Eucalyptus globulus Labill) là một chất chống viêm và thông mũi mạnh mẽ, nó làm long đờm và thông tắc nghẽn để giảm áp lực xoang, cho phép bạn thở dễ dàng hơn, ..

- Tinh dầu gừng tác dụng chữa bệnh như trị đau dạ dày, nôn ói, viêm đường hô hấp, đau nhức xương khớp, ..

Xem thêm thông tin sản phẩm tại: https://laafavi.com/BRONCHI%20SOFT

 

Theo dõi

Tình trạng của trẻ, đặc biệt là tình trạng hô hấp, cần được đánh giá bởi điều dưỡng mỗi 3 giờ và bởi bác sĩ hai lần một ngày. Trẻ nên được đặt nằm gần phòng điều dưỡng, để có thể phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu tắc nghẽn đường thở nào ngay khi dấu hiệu mới chớm nặng lên.

 

Mọi thông tin trên Website Laafavi.com chỉ mang tính chất tham khảo, tra cứu. Việc sử dụng thuốc, dược liệu, tư vấn, Quý khách cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.


 

Bài viết cùng chuyên mục

Copyright 2024 © BẢN QUYỀN THUỘC LAAFAVI.COM