Người thông minh đều biết giả khờ khi bị dồn vào 3 tình huống này, nhờ vậy vượt qua thị phi, đường đời suôn sẻ

Trong thế giới của người trưởng thành, có một cách sống nghe thì hơi ngược đời, nhưng lại vô cùng chí lý, đó chính là: Giả vờ ngốc nghếch.

 

Đừng đánh giá thấp việc giả vờ "hồ đồ", đó là một loại trí tuệ để tồn tại. Nhiều khi chúng ta phải đối mặt với một số tình huống cần phải giả vờ, nhờ vậy mà bạn có thể tránh được 70% rắc rối và thị phi.

 

Đơn cử chính là 3 tình huống sau:

 

  1. Khi bị cuốn vào trò đùa ác ý

Đùa giỡn là tình huống rất thường thấy trong cuộc sống, giúp mối quan hệ và cuộc giao tiếp thêm màu sắc và thú vị.

 

Nhưng không phải tất cả các trò đùa đều có ý tốt, thậm chí còn ẩn chứa ý định xấu xa. Chúng thường là những lời bóng gió hoặc câu từ với mục đích bị dồn bạn vào tình thế khó xử, đi ngược với quan điểm của bạn. Nếu bạn tỏ ra mình hiểu và lên tiếng đáp trả, thì mục đích của trò đùa này đã hoàn thành.

 

Khi bạn bị cuốn vào một số trò đùa không phù hợp, giả vờ ngốc nghếch là lựa chọn tốt nhất.

 

Giả vờ không biết, hỏi đối phương câu này có nghĩa là gì, tại sao nghĩ nó buồn cười, lý do hài hước là gì và yêu cầu họ giải thích cho bạn. Lúc này, đối phương mới là người xấu hổ, trò đùa đã không đạt được mục tiêu.

 

Đôi khi lời tổn thương cần bạn đáp lại mới phát huy tác dụng, chỉ cần bạn tinh ý mà im lặng, giả vờ không biết, thị phi tự nhiên qua đi.

 

  1. Khi bị bắt phải chọn phe hoặc đứng về phía ai đó

Trong công việc thường xuất hiện tình huống rất khó xử, đó chính là cần bạn phải chọn phe khi có mâu thuẫn hoặc ý kiến đối lập nổ ra.

 

Trừ khi bạn khá chắc chắn về suy nghĩ và lập trường của mình, cũng như bản chất vấn đề, tốt nhất là bạn nên giả vờ làm ngơ và tránh đưa ra câu trả lời quá trực diện.

 

Mâu thuẫn ở nơi công sở thật sự rất phức tạp, khi bị cuốn vào vòng thị phi, bạn rất khó tránh được rắc rối, dù có đúng đi chăng nữa thì mối quan hệ ít nhiều cũng đổ vỡ tan tành. Điều này khiến môi trường làm việc trở nên tồi tệ, thậm chí là độc hại. Rủi ro nhiều hơn lợi ích trong tình huống này.

 

Do đó, nếu không thể đưa ra sự lựa chọn dứt khoát, hãy đứng trung lập và giả vờ không hiểu trắng đen. Đây cũng là cách giúp bạn tồn tại lâu dài ở nơi làm việc, là lựa chọn an toàn và khôn ngoan nhất.

 

  1. Khi được hỏi ý kiến

Không có gì lạ khi được người khác hỏi cho ý kiến, nhưng nếu một số câu hỏi không nhằm mục đích lấy ý kiến của bạn, mà là đào một cái hố để bạn rơi xuống, thì bạn phải học cách giả vờ và chuyển hướng vấn đề.

 

Khi bạn được yêu cầu đưa ra quan điểm về một câu hỏi khó, bạn có thể sử dụng phương pháp "chỉ mô tả, không đánh giá".

 

Người thông minh đều biết giả khờ khi bị dồn vào 3 tình huống này, nhờ vậy vượt qua thị phi, đường đời suôn sẻ- Ảnh 2.

Chỉ có sự thật khách quan, không phải đánh giá chủ quan. Nếu đối phương tiếp tục hỏi, bạn nên bắt đầu giả vờ “hồ đồ” và sử dụng những lý do như thiếu khả năng và kinh nghiệm nên không tiện đưa ra ý kiến.

 

Không thể hiện rõ ràng ý kiến của mình không phải là biểu hiện của sự thiếu tinh tế, mà là bảo vệ chính mình. Vì thật ra, trong nhiều trường hợp, người nói lại không thật sự muốn tiếp nhận quan điểm của bạn, bản thân họ vốn đã biết câu trả lời, ở đây chỉ là sự chia sẻ để tìm kiếm sự đồng cảm mà thôi. Nếu bạn đưa ra ý kiến trái ngược với mong muốn của họ, có thể đôi bên sẽ xảy ra tranh cãi dẫn đến mâu thuẫn không đáng có.

 

Người ta thường nói, giả vờ không biết và khiêm tốn không là sự yếu đuối, mà là một loại trí tuệ. Thể hiện sự thông minh là ngọn giáo lao về phía trước, học cách giả vờ khờ dại là lá chắn để bảo vệ chính mình.

 

Sở hữu giáo và khiên, tấn công và phòng thủ, bạn có thể bất khả chiến bại trong cuộc sống.

 

Phụ nữ số


 

Bài viết cùng chuyên mục

Copyright 2024 © BẢN QUYỀN THUỘC LAAFAVI.COM