Viêm túi mật: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Viêm túi mật

Túi mật là cơ quan trong cơ thể nằm dưới gan, đảm nhận chức năng giúp tiêu hóa các chất béo và các vitamin tan trong chất béo như A, D, K, E và caroten.

 

Viêm túi mật hiện tượng nhiễm trùng túi mật, có thể diễn ra đột ngột gọi là viêm túi mật cấp, hoặc tái phát nhiều lần gọi là viêm túi mật mãn tính.

 

Viêm túi mật nếu không được xử lý kịp thời sẽ đưa đến những biến chứng nguy hiểm cho con người. Viêm túi mật cấp tính hay mãn tính đều nguy hiểm, trong đó viêm túi mật cấp tính được xem là một cấp cứu ngoại khoa và cần được xử lý kịp thời.

 

Nguyên nhân bệnh Viêm túi mật

Những nguyên nhân gây viêm túi mật được tìm ra như sau:

  • Viêm túi mật do sỏi túi mật
  • Chiếm đa số số ca mắc bệnh. Sỏi túi mật bị kẹt ở cổ túi mật làm cho vi khuẩn xâm nhập vào vị trí tổn thương, từ do gây viêm túi mật.

 

Do nguyên nhân khác không phải sỏi

Bao gồm các bệnh lý sau:

  • Nhiễm trùng E.coli đối với phụ nữ mang thai
  • Bệnh lý thương hàn, nhiễm trùng huyết.
  • Ung thư, xơ hóa, gập góc, tắc ống mật chủ dẫn đến tắc ống túi mật.
  • Hẹp cơ vòng Oddi, nhú Vater
  • Chấn thương

 

Triệu chứng bệnh Viêm túi mật

Triệu chứng viêm túi mật cấp trải qua bốn giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Sỏi bị tống vào túi mật gây đau thượng vị kèm ói do phản xạ.
  • Giai đoạn 2: Sỏi bị kẹt ở cổ hoặc ống túi mật khiến cho dịch mật không thể thoát ra được gây nên viêm vách túi mật. Triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn này là đau vùng hạ sườn phải, cơn đau quặn, có thể lan ra sau lưng hoặc lên vai phải. Bệnh nhân có thể sốt nhẹ, khi thăm khám sẽ có phản ứng thành bụng ở hạ sườn phải, dấu Murphy ( +). Nếu muộn hơn có thể có dấu hiệu của viêm phúc mạc.
  • Giai đoạn 3: Ống túi mật tiếp tục bị tắc nghẽn làm cho vi trùng phát triển và xảy ra viêm phúc mạc ở bệnh nhân. Toàn thân bệnh nhân nhiễm độc, sốt cao, khi khám sẽ có phản ứng thành bụng, co cứng thành bụng, phản ứng dội ở hạ sườn phải.
  • Giai đoạn 4: Túi mật bị thủng sau 48- 72 giờ bị tắc nghẽn. Nếu bệnh nhân có các bệnh lý khác như đái tháo đường, bệnh tạo keo, viêm tắc động mạch thì túi mật có thể bị thủng sớm hơn thời gian trên.

 Polyp túi mật là gì và polyp túi mật khi nào cần mổ?

Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm túi mật

Những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh viêm túi mật là:

  • Nữ giới có xu hướng mắc bệnh viêm túi mật nhiều hơn so với nam giới.
  • Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng nhiều.

 

Phòng ngừa bệnh Viêm túi mật

Đề phòng bệnh viêm túi mật, cần phải làm theo những nguyên tắc sau trong sinh hoặc và dinh dưỡng:

 

  • Chế độ ăn ít chất béo, không ăn đồ chiên, thức ăn chế biến sẵn hoặc thức ăn gây khó tiêu.
  • Ăn các thực phẩm tốt như dầu thực vật, thịt trắng, thịt nạc, sữa đậu nành, chất xơ, rau xanh, trái cây.
  • Có chế độ luyện tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường hệ miễn dịch, giúp cho sự lưu thông của đường mật.
  • Đối với phụ nữ thì nên cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thuốc ngừa thai.
  • Sổ giun định kỳ, ăn uống hợp vệ sinh, điều trị các bệnh nhiễm trùng đường mật tốt để dự phòng sỏi sắc tố mật.

 

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm túi mật

Để chẩn đoán chính xác viêm túi mật cấp, cần thực hiện các xét nghiệm và các kỹ thuật sau đầy:

  • Xét nghiệm máu: xem số lượng bạch cầu có tăng không, nhóm máu.
  • Sinh hóa máu: đường máu, chức năng thận bao gồm ure, creatinin, chức năng gan bao gồm SGOT, SGPT, Bilirubin, TP,TT, GT thấy tăng, Protid, Albumin, A/G giảm. Amylase máu có thể tăng lên.
  • Siêu âm: thấy hình ảnh túi mật căng, đường kính ngang của túi mật lớn hơn 4cm, vách túi mật dày hơn 3mm, có xuất hiện dịch quanh túi mật.
  • X quang ngực bụng: thấy được hình ảnh sỏi calci.
  • X quang túi mật cản quang bằng đường uống: dùng để đánh giá chức năng túi mật.
  • Chụp cắt lớp vi tính: giúp chẩn đoán sỏi túi mật và viêm túi mật.
  • Chụp cộng hưởng từ: dùng để chẩn đoán vị trí giải phẫu, cấu trúc sỏi túi mật cùng với dự đoán mật độ sỏi.
  • Chụp nhấp nháy: dùng để chẩn đoán viêm túi mật, sỏi túi mật, rối loạn vận động của túi mật, hẹp đường mật bẩm sinh...

 

Các biện pháp điều trị bệnh Viêm túi mật

Để điều trị viêm túi mật cấp, có hai phương pháp chính được áp dụng dựa vào 4 giai đoạn biểu hiện bệnh như đã nói ở phần triệu chứng:

  • Điều trị nội khoa viêm túi mật
  • Áp dụng khi bệnh ở giai đoạn 1 và 2

 

Bệnh nhân được chỉ định nhịn ăn và đặt ống thông mũi dạ dày.

  • Truyền dịch cho bệnh nhân.
  • Sử dụng thuốc ức chế phó giao cảm để ức chế thần kinh X và những thuốc kháng tiết.
  • Theo dõi bệnh nhân dựa vào: công thức bạch cầu mỗi sáu giờ, nhiệt độ mỗi hai giờ, khám bụng mỗi hai đến ba giờ
  • Không sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân.
  • Sắp xếp mổ khi bệnh nhân hết đau.
  • Điều trị ngoại khoa

Áp dụng với bệnh nhân ở giai đoạn 3 và 4. Có thể tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân kèm sử dụng kháng sinh phổ rộng. Có hai phương pháp phẫu thuật hiện nay được thực hiện:

  • Mổ nội soi cắt túi mật: đây là phương pháp được áp dụng nhiều hiện nay, rút ngắn thời gian điều trị, giảm đau sau mổ và an toàn. Nếu bác sĩ nghi ngờ sỏi ống mật chủ thì có thể chụp X quang đường mật cản quang trong mổ.
  • Dẫn lưu túi mật, sau đó mổ chương trình với những ca bệnh già yếu, suy kiệt nặng, nhiễm độc nặng, có bệnh lý mãn tính kèm theo như đái tháo đường, lao phổi, tim mạch.

 

Tìm hiểu thêm: Những bệnh xem đọc nhiều I Quay lại I

Mọi thông tin trên trang Website// LAA NHẤT ANH không nhằm mục đích quảng cáo, chỉ có tính chất tham khảo, và tra cứu. Việc sử dụng tài liệu liên quan Quý khách cần phải tuân theo sự hướng dẫn của Chuyên gia.!


 

Bài viết cùng chuyên mục

Copyright 2024 © BẢN QUYỀN THUỘC LAAFAVI.COM