Câm. Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Câm

Bệnh câm hay là trạng thái không nói được có thể do bẩm sinh, rối loạn ngôn ngữ hoặc do rối loạn các chức năng bên trong của cơ thể. một số người không nói do rối loạn trầm cảm. Hầu hết những người bị câm là do bị điếc từ nhỏ. Một tác dụng phụ của thuốc, chấn thương, nhiễm trùng hoặc bệnh có thể gây mất cảm giác thính giác dẫn đến mất khả năng ngôn ngữ.

 

Câm điếc bẩm sinh bệnh học: Câm điếc bẩm sinh có thể do nguyên nhân di truyền hoặc do nguyên nhân mắc phải khi mẹ mang thai trong ba tháng đầu hoặc cũng có thể kết hợp cả hai vừa do di truyền vừa do mắc phải. Câm là hậu quả của chứng điếc sớm ở trẻ, do trẻ bị điếc ngay từ khi sinh ra nên không tiếp nhận được các tín hiệu âm thanh nên trẻ không thể nói và gây câm.

 

Nguyên nhân bệnh Câm

Có nhiều nguyên nhân bệnh câm ở trẻ:

  • Di truyền: Gen câm điếc nằm trên nhiễm sắc thể thường, di truyền do gen trội hay gen lặn đều có thể dẫn đến điếc. Các nhà khoa học đã phát hiện một loại gen gây điếc và tên là gen PDS.Người có thể hình bình thường nhưng có gen di truyền câm điếc là gen lặn ở thể đồng hợp tử, nếu xây dựng gia đình với người bình thường (không mang gen lặn) thì con của họ sinh ra sẽ bình thường. Tuy con không bị điếc nhưng mang gen lặn ở thể dị hợp tử, và  Nếu người mang gen lặn ở thể đồng hợp tử xây dựng gia đình với người cùng mang gen lặn (đồng hợp tử hay dị hợp tử), thì con của họ sinh ra sẽ bị câm điếc.
  • Đột biến liên quan đến 4 gen GJB2, GJB3, SLC26A4, 12S rRNA.
  • Do bị điếc bẩm sinh
  • Tổn thương các bộ phận cơ thể có liên quan đến nói như: lưỡi, họng, dây thanh âm…
  • Chấn thương vùng broca ( vùng có liên quan đến sản xuất ngôn ngữ).

Nguyên nhân câm ở trẻ em thường do trẻ sinh ra bị điếc nhưng không được phát hiện kịp thời gây nên tình trạng câm điếc bẩm sinh.

 

Triệu chứng bệnh Câm

  • Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi: bé không cử động tay chân, khóc hay phản ứng với những tiếng động lớn bất ngờ.
  • Trẻ từ 3-6 tháng tuổi: không phân biệt được tiếng nói của cha mẹ, có tiếng nói nhưng không xác định được hướng giọng nói.
  • Trẻ từ 5-9 tháng:không thể hiểu ý người lớn đưa ra, ví dụ mẹ kêu bé vẫy tay để chào tạm biệt nhưng bé không có phản ứng làm theo.
  • Trẻ 10-12 tháng tuổi:ở độ tuổi này bé bắt đầu bập bẹ nói những tiếng đầu tiên như bố, mẹ, ông, bà...hoặc từ đơn giản khác.

Ngoài ra trẻ không có phản ứng với âm thanh hoặc không có phản ứng khi nghe gọi tên mình. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu này thì cần nghĩ đến trẻ có thể bị điếc bẩm sinh hay khả năng nghe của trẻ kém là một trong những nguyên do gây câm bẩm sinh.

 

Đối tượng nguy cơ bệnh Câm

  • Trẻ sinh non: tai bắt đầu hình thành khi được khoảng tám tuần tuổi và từ khoảng tuần thứ 18, xương tai trong và đầu mút thần kinh não đã phát triển đầy đủ đến tuần thứ 24 cơ quan thính giác của trẻ phát triển đầy đủ để bé có thể nghe thấy mọi âm thanh như tiếng tim mẹ đập hoặc tiếng máu chảy đều đặn qua cuống rốn,...Trẻ có thể bị giật mình bởi tiếng động lớn. Âm thanh có tác dụng như một kênh thông tin của bé với môi trường bên ngoài.Vào khoảng tuần thứ 25, bé bắt đầu lắng nghe được giọng nói của mẹ và cả các giọng nói bên ngoài còn có thể biết nhận ra giọng nói của mẹ khi được 27 tuần tuổi. Tuy nhiên các âm thanh có thể bị bóp nghẹt do tai bé vẫn còn bị phủ dày lớp bã nhờn như là một chiếc áo choàng bảo vệ cho da không bị nứt nẻ vì nước ối. Bé còn có thể cử động hay thay đổi tư thế trong bụng mẹ để phản ứng lại với âm thanh đột ngột như tiếng cửa đóng sầm hoặc còi xe…
  • Bệnh viêm tai giữa: thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ. Gồm 2 loại chính: Viêm tai giữa cấp tính mủ nếu được xử lý tốt sẽ khỏi hẳn không để lại di chứng.Viêm tai giữa cấp tính hoại tử: sẽ để lại di chứng ảnh hưởng đến sức nghe và dễ dẫn đến các biến chứng nặng nề gây điếc cho trẻ.
  • Bệnh viêm màng não: gây tổn thư­ơng dây thần kinh sọ não: trong VMN mủ có thể tổn th­ương các dây thần kinh sọ não nh­ư dây II, III, IV, VI, VII, VIII… trong đó có dây VIII ( tiền đình ốc tai) chi phối cho thính giác khi viêm màng não gây tổn thương dây VIII hoặc nhánh ốc tai trẻ có thể bị điếc hoặc do điều trị sử dụng các loại kháng sinh gây độc dây VIII như kháng sinh nhóm aminoglycosid: gentamycin, streptomycin,... đặc biệt ở trẻ nhỏ di chứng để lại thường nặng nề, khó điều trị.
  • Mẹ hút thuốc lá trong thai kỳ: theo nhiều nghiên cứu đã cho thấy những chất độc từ khói thuốc lá, đặc biệt nicotine và carbon monoxide, có thể theo đường máu của mẹ truyền đến thai nhi gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Khói thuốc lá chứa đến hơn 7.000 loại hóa chất độc hại, những chất này, đặc biệt nicotin và carbon monoxide có thể theo đường máu của mẹ truyền đến thai nhi gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng nếu mẹ vô tình hay cố ý tiếp xúc với khói thuốc lá. Nicotin và khí CO có trong khói thuốc là chất gây ảnh hưởng chính đến phôi thai trong dó có nguy cơ gây điếc bẩm sinh ngay từ khi trẻ mới sinh ra, nguy cơ bị điếc do thần kinh cao gấp 3 lần so với những em bé được sinh ra từ những bà mẹ không có thói quen hút thuốc hoặc không thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khói thuốc lá ảnh hưởng đến khả năng xử lý âm thanh của não bộ, cơ quan thính giác của trẻ rất dễ bị tổn thương bởi chất nicotin khi khả năng xử lý âm thanh bị ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Ngoài ra còn gây sinh non từ đó dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng nhiễm khuẩn gây viêm màng não, viêm tai giữa, tổn thương thần kinh trong đó có dây VIII gây điếc.
  • Ngoài ra cho thai nhi nghe nhạc ở tần số cao từ 120dB cũng có thể  gây tổn thương cho các tế bào thần kinh thính giác ảnh hưởng đến chức năng thính giác của trẻ, ngay cả khi mở ở mức thấp 90 dB trong thời gian dài quá 8 tiếng cũng gây hại cho thính giác của thai nhi. Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến câm điếc bẩm sinh như mang thai sớm, mẹ mang thai không được dinh dưỡng đầy đủ gây suy dinh dưỡng thai nhi, trẻ đẻ non, mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, thường xuyên tiếp xúc với âm thanh có tần số cao… dẫn đến điếc là nguyên nhân gây nên bệnh câm.

 

Phòng ngừa bệnh Câm

  • Tránh các yếu tố nguy cơ như: không hút thuốc lá khi mang thai cũng như tiếp xúc với khói thuốc, không cho thai nhi nghe nhạc trong bụng mẹ với tần số cao….
  • Khám sàng lọc cho trẻ: Theo học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị trẻ em nên kiểm tra thính giác vào các thời điểm sau: khi họ bắt đầu đi học,lúc 6, 8 và 10 tuổi, ít nhất một lần khi trẻ học trung học cơ sở, một lần trong thời gian học trung học phổ thông

 

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Câm

Chẩn đoán bệnh câm chủ yếu dựa vào biểu hiện lâm sàng của trẻ mà không cần thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng khác.

 

Các biện pháp điều trị bệnh Câm

Thông thường trẻ bị giảm thính lực do bệnh lý như viêm tai giữa hoặc khiếm thính do bẩm sinh, di chứng sau viêm não - màng não, tổn thương có tính chất vĩnh viễn, trẻ không thể hồi phục được thính lực và phải mang khuyết tật suốt đời.Với những trường hợp này, khi phát hiện sớm, trẻ sẽ được hỗ trợ đeo máy nghe, máy trợ thính hoặc cấy ốc tai điện tử để có thể học nghe, học nói sớm và phát triển như bình thường, càng lớn thì việc can thiệp càng trở nên khó khăn bởi trong não có một vùng thần kinh điều khiển việc nghe - nói. Nếu vùng đó không được kích thích trong 2-3 năm đầu đời sẽ bị thoái triển.Quá thời gian trên dù có được kích thích âm thanh thì trẻ chỉ có thể nghe nhưng khả năng nói không phát triển.Nhiều chuyên gia y tế cũng nhận định nếu thực hiện cấy ốc tai điện tử sau 7 tuổi thì không có giá trị.

Đọc môi và ngôn ngữ ký hiệu: Một tỷ lệ cao những người khiếm thính có thể học những cách giao tiếp khác trong đó đọc môi và ngôn ngữ ký hiệu có thể thay thế hoặc bổ sung cho giao tiếp bằng miệng.

 

Mọi thông tin trên Website Laafavi.com chỉ mang tính chất tham khảo, tra cứu. Việc sử dụng thuốc, dược liệu, tư vấn, Quý khách cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.


 

Bài viết cùng chuyên mục

Copyright 2024 © BẢN QUYỀN THUỘC LAAFAVI.COM