Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh - Nguyên nhân và cách phòng tránh

Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là một bệnh nhiễm trùng phổi phổ biến ở trẻ. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, vào mùa lạnh. Bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách để tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ.

 

Viêm tiểu phế quản là bệnh gì

Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm trùng phổi gây viêm và tắc nghẽn các tiểu phế quản. Tiểu phế quản là các ống dẫn khí nhỏ trong phổi, có vai trò kiểm soát các luồng không khí lưu thông trong phổi. Tuy nhiên, khi tiểu phế quản bị tổn thương do virus, bộ phận này có thể bị sưng lên gây tắc nghẽn và ngăn chặn không khí lưu thông khiến trẻ cảm thấy khó thở.

 

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh viêm tiểu phế quản nhất. Thông thường, trẻ mắc bệnh sẽ có biểu hiện ốm trong khoảng từ 7 đến 10 ngày. Đây là thời điểm bệnh lây lan nhanh và mạnh nhất. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do virus hợp bào hô hấp và có thể khỏi bệnh mà không cần sự hỗ trợ của các biện pháp y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ cần được đưa đến viện viện sớm để được kiểm tra nguyên nhân, tình trạng và có phương pháp điều trị phù hợp.

 

Nguyên nhân bé bị viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản được gây ra bởi sự xâm nhập và phát triển của virus trong các tiểu phế quản. Các virus này thường lây lan qua đường hô hấp và tiếp xúc với giọt bắt khi bệnh nhân hắt hơi, ho hoặc nói chuyện.

 

  1. Virus hợp bào hô hấp

Virus hợp bào hô hấp (RSV) là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh. Đây là một loại virus chỉ lây lan và tấn công trẻ dưới 2 tuổi. Loại virus này thường sinh sôi và phát triển nhanh chóng vào mùa đông. Trẻ vẫn có nguy cơ tái nhiễm RSV do cơ thể chưa tạo đủ kháng thể để chống lại virus này trong lần nhiễm trước đó. Trẻ bị nhiễm RSV sẽ có biểu hiện viêm, tích tụ chất nhầy và sưng đường thở.

 

  1. Virus Adeno

Virus Adeno là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh, chiếm 10% tổng số ca mắc. Loại virus này chủ ý tấn công vào màng nhầy của mũi và họng của trẻ.

 

  1. Virus cúm

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên khi bé rất dễ bị tấn công bởi các loại virus gây bệnh. Trong đó, virus cúm là loại virus lây lan phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây là nguyên nhân gây ra các vấn đề viêm nhiễm đường hô hấp như viêm phổi, viêm mũi, viêm cổ họng, viêm tiểu phế quản,..

 

Bên cạnh đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh như:

  • Trẻ sinh non;
  • Trẻ không được bú sữa mẹ ngay sau sinh;
  • Trẻ có các vấn đề về tim, phổi bẩm sinh;
  • Sức đề kháng kém, hệ thống miễn dịch bị suy giảm;
  • Sống trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi nhất là khói thuốc lá, mùi hóa chất;
  • Người thân nhiễm virus gây bệnh tiếp xúc và lây cho trẻ…

 

Triệu chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị viêm tiểu phế quản thường bắt đầu với các biểu hiện sau:

  • Sốt nhẹ;
  • Ho;
  • Đờm nhiều, có màu xanh, vàng hay trắng
  • Sổ mũi, nghẹt mũi;
  • Khó thở, thở bị hụt hơi, thở nhanh, khò khè;
  • Da tái, nhợt nhạt do thiếu oxy;
  • Xuất hiện co rút liên sườn;
  • Cánh mũi phập phồng khi thở;
  • Ngưng thở trong thời gian ngắn.

 

Các triệu chứng ban đầu của viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường và sẽ kéo dài trong khoảng 1-2 ngày. Sau 3 đến 5 ngày, các triệu chứng này càng ngày càng rõ rệt và nặng hơn. Tình trạng khó thở sẽ khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, bỏ bú, da nhợt nhạt dần trở thành suy hô hấp và có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

 

Cách điều trị trẻ sơ sinh bị viêm tiểu phế quản

Đa số các trường hợp viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh đều có thể khỏi bệnh qua các điều trị đơn giản tại nhà và không cần đến sự hỗ trợ của các biện pháp y tế. Viêm tiểu phế quản là bệnh do virus gây ra nên thường sẽ không có hiệu quả và không được sử dụng. Thay vào đó, các phương pháp điều trị sẽ hướng vào các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh:

 

Cách điều trị trẻ sơ sinh bị viêm tiểu phế quản

  1. Hạ sốt

Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, mẹ cần hạ sốt cho trẻ để tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Thông thường, hai loại thuốc được dùng để hạ sốt cho trẻ gồm: paracetamol cho trẻ trên 2 tháng tuổi và ibuprofen cho trẻ trên 2 tháng tuổi. Tuy nhiên, để chắc chắn, bố mẹ nên hỏi ý kiếm bác sĩ về loại thuốc và liều lượng có thể dùng cho trẻ. Lưu ý, mẹ không được cho trẻ dùng aspirin vì nó có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye cho trẻ sơ sinh, gây đe dọa tính mạng của trẻ.

 

Ngoài ra, bố mẹ có thể dùng khăn ấm lau người và cho trẻ mặc đồ rộng rãi, thoáng mát và có khả năng thấm hút tốt để giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Mẹ tuyệt đối không được hạ nhiệt cho trẻ bằng cách cho trẻ tắm bằng nước mát hay cởi hết quần áo của trẻ. Điều này sẽ khiến tình trạng bệnh của trẻ ngày càng nghiêm trọng hơn.

 

  1. Điều trị ho

Khi bị viêm tiểu phế quản, trẻ sơ sinh sẽ ho rất nhiều. Tuy nhiên, đây là một phản xạ tự nhiên của trẻ để tống đàm và các vi khuẩn gây bệnh ra ngoài. Hầu hết trẻ viêm tiểu phế quản sẽ có tình trạng ho kéo dài trong tuần đầu tiên và giảm dần rồi tự khỏi.

 

Trẻ ho nhiều có thể dẫn đến tình trạng nôn mửa, mất ngủ,… mẹ nên thường xuyên massage cho trẻ để giảm cảm giác khó chịu cho trẻ như massage gan bàn chân, ngực, lưng. Bên cạnh đó, mẹ có thể dùng máy làm ẩm không khí trong phòng đẻ giảm nhẹ tình trạng ho và nghẹt mũi của trẻ. Điều quan trọng là mẹ cần đảm bảo môi trường xung quanh bé sạch sẽ, không có khói thuốc lá.

 

  1. Chữa sổ mũi, nghẹt mũi

Bên cạnh việc duy trì độ ẩm trong phòng để giảm nhẹ tình trạng khô mũi của trẻ, mẹ nên vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên bằng nước muối sinh lý. Đây là một biện pháp giảm nghẹt mũi hiệu quả, an toàn và không gây dị ứng cho trẻ. Mẹ có thể mua nước muối tại nhà thuốc và bắt đầu vệ sinh mũi cho bé bằng cách nhỏ một vài giọt nước muối sinh lý vào một lỗ mũi và làm sạch lỗ mũi này, sau đó lặp lại với lỗ mũi còn lại.

 

Lưu ý, mẹ không nên dùng các loại thuốc kháng histamin và các thuốc chống sung huyết mũi để chữa sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ vì chúng có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.  

 

Ngoài ra, mẹ có thể thông mũi cho trẻ bằng bầu hút. Khi thực hiện biện pháp này, mẹ cần chuẩn bị một bầu hút mũi, bóp bầu hút và đưa đầu hút vào lỗ mũi của bé một cách nhẹ nhàng. Sau đó, từ từ thả đầu bóp ra và rút ra bầu hút ra ngoài. Đây được xem là cách thông mũi hiệu quả nhất đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.

 

  1. Làm loãng đàm

Cách đơn giản và an toàn nhất để làm loãng đàm ở trẻ sơ sinh là cung cấp đủ lượng nước cho trẻ. Mẹ nên tăng cữ bú cho trẻ, bú đủ sữa để đảm bảo trẻ được cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.

 

Trong một số trường hợp trẻ bị khó thở, nhịp thở nhanh, bác sĩ có thể thực hiện phương pháp truyền dịch qua tĩnh mạch cho trẻ đến khi nhịp thở của trẻ ổn định trở lại. Khi nhịp thở đã ổn định, trẻ sẽ được bác sĩ đặt một ống thông dạ dày từ một bên mũi qua ống dẫn thức ăn để hỗ trợ trẻ bú sữa mẹ.

 

  1. Khí dung thuốc giãn phế quản

Để giảm nhẹ tình trạng thở khò khè do co thắt phế quản ở trẻ sơ sinh, bác sĩ có thể dùng một số loại thuốc giãn phế quản (ventolin-thuốc giãn phế quản khí dung). Lưu ý, phương pháp này chỉ được thực hiện khi trẻ có đáp ứng với thuốc và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.

 

  1. Thuốc kháng virus

Đối với tất cả các trường hợp trẻ bị viêm tiểu phế quản cần dùng đến các loại thuốc hỗ trợ, thuốc kháng virus cần có sự đồng ý và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thông thường, thuốc kháng sinh chỉ được cân nhắc sử dụng khi virus cúm là nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản cho trẻ sơ sinh.

 

  1. Liệu pháp kháng sinh

Trong trường hợp trẻ bị viêm tiểu phế quản xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra và bắt đầu xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như bội nhiễm vi khuẩn, viêm phổi,… các bác sĩ chuyên khoa có thể sẽ đưa ra chỉ định sử dụng liệu pháp kháng sinh để hỗ trợ và điều trị bệnh cho trẻ.

 

Phòng tránh bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh

Virus gây viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh có thể lây lan nhanh chóng từ người này sang người khác. Do đó, cách tốt nhất và hiệu quả nhất để ngăn ngừa sự lây lan của virus là thường xuyên khử khuẩn, rửa tay bằng xà bông và đeo khẩu trang khi bố mẹ có dấu hiệu về các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Bên cạnh đó, để phòng ngừa viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh, bố mẹ nên thực hiện các biện pháp phòng tránh sau:

  • Tránh cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu viêm đường hô hấp, cảm lạnh, đặc biệt nếu trẻ sinh non và dưới 2 tháng tuổi.
  • Xịt khử khuẩn, vệ sinh, rửa tay cẩn thận trước khi tiếp xúc với trẻ.
  • Không cho trẻ mút tay, ngậm đồ chơi vì virus gây bệnh có thể dính trên chúng qua giọt bắn khi ho, hắt hơi, nói chuyện với người bệnh.
  • Khử khuẩn và vệ sinh nhà cửa, bàn ghế, đồ chơi, quần áo cho trẻ thường xuyên.
  • Giữ ấm cho trẻ cẩn thận, nhất là vào mùa đông.
  • Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách bổ sung các vi chất như kẽm, vitamin C,…
  • Đảm bảo trẻ bú đủ sữa và cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ và đảm bảo trẻ đủ nước.
  • Nên cho trẻ dùng cốc, bát, thìa, dĩa riêng.
  • Đảm bảo môi trường sống của bé lành mạnh, không chứa khói bụi, khói thuốc lá và các hóa chất độc hại.
  • Đảm bảo độ ẩm trong không gian phòng của trẻ. Lưu ý, vệ sinh máy tạo ẩm thường xuyên và không để ẩm mốc phát sinh trong phòng của bé.
  • Khi ho, hắt hơi, bố mẹ nên che miệng, mũi bằng khăn giấy sau đó bỏ vào thùng rác và rửa tay sạch sẽ bằng cồn.
  • Thực hiện tiêm chủng vacxin cho trẻ đúng lịch và đầy đủ các mũi cúm, phế cầu, HiB,… theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
  • Ngoài ra, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về thuốc palivizumab (Synagis) để làm giảm nguy cơ bị lây nhiễm RSV-nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm tiểu phế quản.

 

BRONCHI SIRUP

Khi nào nên đưa bé đến bác sĩ?

Viêm tiểu phế quản có thể khiến trẻ ngưng thở, nhất là đối với trẻ sinh non và trẻ sơ sinh trong 2 tháng đầu tiên. Bên cạnh đó, trẻ có thể rơi vào tình trạng suy hô hấp nghiêm trọng và cần phải thở với sự hỗ trợ của máy thở trong suốt quá trình điều trị. Hơn nữa, nếu trẻ sinh non, bị suy giảm miễn dịch hay có các bệnh về tim, phổi bẩm sinh, mẹ nên theo dõi chặt chẽ các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản của bé.

 

Mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra và được các bác sĩ điều trị ngay khi trẻ có các biểu hiện:

  • Thở kèm theo tiếng khò khè;
  • Nhịp thở nhanh và nông trên 60 nhịp/phút;
  • Thở gấp, xương sườn dường như bị lõm vào trong khi trẻ hít vào;
  • Trẻ mệt mỏi, uể oải, lờ đờ;
  • Thở nhanh khi bú, bú kém, bỏ bú;
  • Da nhợt nhạt, xanh xao, môi và móng tay tím tái;
  • Có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng: khô miệng, khóc không ra nước mắt, uống nước và đi tiểu ít hơn bình thường…

 

Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh phổ biến và cần được điều trị đúng cách để ngăn ngừa các nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Do đó, bố mẹ nên nắm rõ các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị để có phương pháp xử lý đúng cách khi trẻ mắc bệnh. Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi và có các vấn đề về tim, phổi, sinh non hay suy giảm miễn dịch, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra và điều trị ngay khi có dấu hiệu hoặc nghi ngờ trẻ bị viêm tiểu phế quản.

 

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc, dược liệu phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Cập nhật: Laafavi.com


 

Bài viết cùng chuyên mục

Copyright 2024 © BẢN QUYỀN THUỘC LAAFAVI.COM