Số liệu thống kê ngành dược phẩm 2023 – Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển trong năm 2024

Theo số liệu thống kê ngành dược Việt Nam 2023 là một trong số ít “điểm sáng” trong bức tranh kinh tế ảm đạm:

 

  • Quy mô hoạt động sản xuất thuốc, hóa dược, dược liệu của nước ta đang ngày càng tăng cao. Số doanh nghiệp tham gia sản xuất được Data Factory VIRAC ghi nhận đạt x doanh nghiệp năm 2021.
  • Sản lượng sản xuất dược phẩm chứa hoocmon không có kháng sinh dạng lỏng năm 2023 đạt x triệu lít, tăng x% so với năm 2022.
  • Doanh số bán thuốc kê đơn tại Việt Nam ước đạt 124.000 tỷ đồng năm 2023 và 176.000 tỷ đồng năm 2027.
  • Tốc độ tăng trưởng kép – CAGR toàn ngành dược giai đoạn 2020 – 2025 dự kiến đạt mức x%.

                        

Tình hình ngành dược phẩm Việt Nam trong năm 2023

Việt Nam là một quốc gia được đánh giá có tiềm năng cao về dược liệu, sản xuất vắc – xin và phát triển hóa dược. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất dược phẩm của nước ta vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Theo Bộ Y tế, Việt Nam mới chỉ tự cung cấp được 25% nguyên phụ liệu dược phẩm. 75% nguyên phụ liệu còn lại phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.

  

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam phải chịu rất nhiều ảnh hưởng bởi sự suy thoái toàn cầu trong năm qua. Các doanh nghiệp Việt đều ghi nhận tình trạng sụt giảm đơn hàng và lợi nhuận do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Ngành dược phẩm đã trở thành một điểm sáng trong bức tranh kinh tế “ảm đạm” đó.

 

Theo nguồn thông tin được VIRAC tổng hợp, đa số các doanh nghiệp ngành dược đều duy trì được đà tăng trưởng ổn định. Trong đó, có 73,7% doanh nghiệp ghi nhận sự tăng trưởng về doanh thu và 78,9% doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận trên đà ổn định.

 

Theo Báo cáo ngành dược phẩm quý 3/2023 VIRAC, một trong những nguyên nhân giúp ngành dược “tỏa sáng” là do nguyên vật liệu dược phẩm nhập khẩu được chia thành nhiều loại hoạt chất và dược phẩm khác nhau. Do vậy chi phí sản xuất dược phẩm sẽ được phân mảnh và ít chịu ảnh hưởng bởi suy thoái.

 

Sự chênh lệch giữa 2 kênh phân phối thuốc

  • Kênh phân phối thuốc ETC – Thuốc có kê đơn

Nhìn chung trong 10 tháng đầu năm 2023, kênh phân phối thuốc kê đơn ETC đã ghi nhận sự tăng trưởng ở mức khá tốt.

 

Theo Báo cáo ngành dược quý 3/2023 VIRAC, doanh số bán thuốc kê đơn tại Việt Nam ước đạt 124.000 tỷ đồng năm 2023 và 176.000 tỷ đồng vào năm 2027. Chiếm xx% tỷ trọng tổng doanh thu bán thuốc, tốc độ tăng trưởng kép – CAGR (2020 – 2025) đạt x%.

 

Nhiều doanh nghiệp dược ghi nhận doanh thu kênh ETC tăng mạnh so với năm 2022, cụ thể:

- Tại Imexpharm, doanh thu kênh ETC trong năm 2023 tăng 40% so với năm 2022.

- Doanh thu kênh ETC của Công ty CP Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định trong 6 tháng đầu năm tăng 35%, đạt 357 tỷ đồng.

 

  • Kênh phân phối thuốc OTC – Thuốc không kê đơn

Không ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc như kênh ETC, kênh phân phối OTC – thuốc không kê đơn trong năm 2023 lại ghi nhận sự tăng trưởng khá chậm.

 

Theo số liệu từ Data Factory VIRAC, quy mô bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh chịu sự ảnh hưởng lớn bởi đại dịch Covid-19:

  • Năm 2020 quy mô doanh nghiệp bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế trong cửa hàng chuyên doanh bị sụt giảm x%.
  • Lợi nhuận trước thuế của ngành lần lượt giảm xuống mức -x triệu đồng năm 2020 và -y triệu đồng năm 2021.

  

Doanh thu kênh OTC ghi nhận mức tăng trưởng kém khả quan chủ yếu do:

  • Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu
  • Lo ngại các cá nhân, tổ chức đưa những sản phẩm nhái, kém chất lượng vào thị trường dẫn đến người tiêu dùng bị ảnh hưởng.

 

Số liệu thống kê ngành dược Việt Nam – Năng lực sản xuất và tiêu thụ toàn ngành

Mặc dù ngành dược Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc nhập khẩu. Doanh nghiệp trong nước sản xuất chỉ chiếm gần 50% tỷ lệ dược chất lưu hành trên thị trường. Nhưng năng lực sản xuất trong nước vẫn được đánh giá cao khi Việt Nam được nhận định là nước “dược phẩm mới nổi” và có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.

 

Theo số liệu từ Data Factory VIRAC, quy mô hoạt động sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu của nước ta đang ngày càng tăng cao. Cụ thể:

  • Số doanh nghiệp tham gia sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu năm 2021 được Data Factory VIRAC ghi nhận đạt x doanh nghiệp. Duy trì đà tăng trưởng khá ổn định trước và sau đại dịch Covid-19.
  • Theo số liệu thống kê ngành dược từ Data Factory VIRAC, năm 2019 là năm ghi nhận quy mô toàn ngành tăng trưởng cao nhất. Với x doanh nghiệp sản xuất và y nghìn người lao động.
  • Nguồn vốn bình quân của ngành cũng duy trì đà tăng trưởng nhanh chóng kể từ năm 2012. Đặc biệt trong giai đoạn Covid – 19 (2019-2021), tổng nguồn vốn bình quân toàn ngành đạt trên xx triệu đồng.

 

Số liệu thống kê ngành dược – Dược phẩm chứa hoocmon nhưng không có kháng sinh

Theo số liệu thống kê ngành dược từ Data Factory VIRAC, trong năm 2023 cả nước sản xuất dược phẩm chứa hoocmon không kháng sinh dạng viên đạt x triệu viên. Giảm x triệu viên so với năm 2022.

 

Sản lượng sản xuất dược phẩm chứa hoocmon không có kháng sinh dạng lỏng năm 2023 đạt x triệu lít, tăng x% so với năm 2022.

 

Dược phẩm chứa hoocmon không kháng sinh là một trong những thành phẩm có nhu cầu tiêu thụ lớn tại Việt Nam. Theo Data Factory VIRAC, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm này ghi nhận mức tăng đáng kể từ năm 2021.

 

Sản lượng sản xuất dược phẩm chứa hoocmon không có kháng sinh dạng lỏng năm 2023 tăng x% so với năm 2022 – Data Factory VIRAC

 

Tìm hiểu số liệu thống kê ngành dược – sản lượng tiêu thụ dược phẩm chứa hoocmon không kháng sinh.

 

Số liệu thống kê ngành dược – Thuốc mỡ kháng sinh

Nhu cầu tiêu thụ kháng sinh trong nước luôn ở mức cao với tỷ lệ 39.6% đơn thuốc có chứa kháng sinh. Đặc biệt tại các tuyến xã, tuyến huyện tỷ lệ sử dụng kháng sinh trong đơn thuốc lên tới trên 50%.

 

Theo số liệu thống kê từ Data Factory VIRAC, sản lượng sản xuất thuốc mỡ kháng sinh năm 2023 đạt x kg, tăng x% so với năm 2022 và y% so với năm 2021.

 

Nhu cầu tiêu thụ thuốc mỡ kháng sinh cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh. Nếu như trong năm 2021, sản lượng tiêu thụ thuốc mỡ kháng sinh chỉ đạt x kg, thì đến năm 2023, sản lượng tiêu thụ đã tăng mạnh xx%, đạt y kg.

  

Cũng dựa trên số liệu từ Data Factory VIRAC, sản lượng tồn kho thuốc kháng sinh đang trên đà giảm sâu kể từ năm 2021. Cụ thể, năm 2021 thuốc mỡ kháng sinh tồn kho x kg, đến hết năm 2023, sản lượng tồn kho đã giảm mạnh còn x kg.

 

Triển vọng phát triển ngành dược phẩm năm 2024

Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển ngành dược

 

Việt Nam là nước có tỷ lệ thuốc giả thấp nhất khu vực với khoảng 2% tổng số mẫu thuốc lấy trên thị trường. Con số này cho thấy sự nỗ lực của Nhà nước và các cơ quan trong việc kiểm soát và loại bỏ những đơn vị cung cấp thuốc giả.

 

Theo số liệu thống kê từ Data Factory VIRAC, dự báo ngành dược phẩm Việt Nam sẽ tăng trưởng ổn định với tốc độ tăng trưởng kép CAGR khoảng 11% trong giai đoạn 2021 – 2026.

 

Nước ta đang trong thời kỳ dân số vàng với khoảng 70% dân số có khả năng lao động. Tuy nhiên Việt Nam cũng là một trong số những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới.

 

Theo điều tra Quốc gia về người cao tuổi, có hơn 60% người cao tuổi có tình trạng sức khỏe yếu và rất yếu cần được chăm sóc. Nhu cầu sử dụng sản phẩm dược phẩm cũng có xu hướng tăng cao trong nhóm người cao tuổi.

 

Thu nhập bình quân đầu người của người dân kèm theo nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng. Theo Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế, tiền thuốc bình quân đầu người hàng năm của người dân đã tăng từ 5 USD lên 70 USD/người/năm.

 

Người dân đang ngày càng quan tâm đến các thực phẩm chăm sóc sức khỏe và thực phẩm chứa vitamin. Theo số liệu từ Data Factory VIRAC, sản lượng tiêu thụ dược phẩm khác có chứa vitamin và các sản phẩm của vitamin, tiền vitamin trong năm 2023 tăng trưởng rất mạnh. Tính riêng quý 4/2023, lượng tiêu thụ dược phẩm khác chứa vitamin đã đạt x triệu kg, gấp x% tổng sản lượng tiêu thụ cả năm 2022.

  

Những thuận lợi từ chủ trương, chính sách của Nhà nước

Trong năm qua, Nhà nước đã thông qua nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn của ngành dược Việt Nam như:

 

Thông qua Luật Khám, chữa bệnh 15/2023/QH15 (sửa đổi), tạo điều kiện cho các bệnh viện công tự chủ nguồn vốn. Qua đó đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị y tế phù hợp, giảm thiểu tình trạng ùn tắc tại bệnh viện

 

Nghị quyết số 30/NQ-CP được thông qua đã tháo gỡ phần nào khó khăn trong việc tổ chức mua sắm, đấu thầu thuốc ETC.

 

Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2023/NĐ-CP về vấn đề tháo gỡ vướng mắc trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế. Trong đó, Nghị định đã nâng mức hưởng BHYT từ 80% lên 100% cho một số nhóm đối tượng. Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân, đặc biệt là nhóm yếu thế được tham gia và thụ hưởng chính sách BHYT. Qua đó thúc đẩy hoạt động khám chữa bệnh và sử dụng dịch vụ y tế của người dân.

 

Nguồn: VIRAC


Xem thêm:

Bài viết cùng chuyên mục

Copyright 2024 © BẢN QUYỀN THUỘC LAAFAVI.COM