Cebraton
Thuốc Cebraton là gì ?
Thành phần của Thuốc Cebraton
Thành phần cho 1 viên
Thông tin thành phần |
Hàm lượng |
---|---|
Đinh lăng |
300mg |
Ginkgo biloba |
100mg |
Công dụng của Thuốc Cebraton
Chỉ định
Thuốc Cebraton được chỉ định dùng trong phòng và điều trị các bệnh sau:
- Suy giảm trí nhớ, căng thẳng thần kinh, kém tập trung.
- Thiểu năng tuần hoàn não, hội chứng tiền đình với các biểu hiện: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, mất thăng bằng.
- Giảm chức năng não bộ: Giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh, di chứng não.
- Hỗ trợ điều trị chứng run giật của bệnh nhân Parkinson.
Dược lực học
Bổ khí huyết, hoạt huyết dưỡng não.
Cebraton làm tăng cường chức năng hệ thần kinh trung ương, tăng hoạt hóa vỏ não, làm tăng trí nhớ và khôi phục trí nhớ, giảm các biểu hiện của suy tuần hoàn não như đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiền đình, giảm trí nhớ và độ minh mẫn.
Cebraton cải thiện các chỉ số về lưu huyết não, làm tăng lưu lượng tuần hoàn não, giảm trương lực mạch máu não, làm tăng cung cấp máu cho não, phục hồi lại các chức năng hoạt động của não bộ.
Cebraton có tác dụng kháng M.A.O làm hồi vượng Dopamin não, làm giảm triệu chứng run của bệnh nhân Parkinson.
Cebraton làm tăng lực bóp tay, sức kéo và khả năng phối hợp động tác chính xác của bệnh nhân Parkinson.
Cebraton thích hợp với người hoạt động trí óc căng thẳng bị suy giảm trí nhớ, kém tập trung, mệt mỏi.
Dược động học
Không có thông tin.
Cách dùng Thuốc Cebraton
Cách dùng
Cebraton được dùng đường uống.
Liều dùng
Người lớn: Uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày.
Trẻ em trên 8 tuổi: Uống 1 viên/ngày.
Thời gian sử dụng: 2 - 3 tháng hoặc lâu hơn tùy theo tình trạng bệnh.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Không có dữ liệu về sử dụng thuốc quá liều, không dùng quá liều chỉ định của thuốc. Trường hợp sử dụng thuốc quá liều, cần tích cực theo dõi để có biện pháp xử trí kịp thời.
Làm gì khi quên 1 liều?
Dùng ngay khi nhớ ra, tuy nhiên nếu đến gần thời gian liều uống tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên. Không gấp đôi liều để bù liều đã quên.
Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc Cebraton, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Hiện chưa ghi nhận được báo cáo về phản ứng có hại của thuốc (ADR).
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Lưu ý
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Chống chỉ định
Thuốc Cebraton chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Không dùng cho phụ nữ có thai.
- Người có rối loạn về máu, rong kinh, người đang xuất huyết.
- Nhồi máu não cấp, nhồi máu cơ tim cấp, người tâm thần phân liệt, người thiểu năng trí tuệ bẩm sinh.
Thận trọng khi sử dụng
Sản phẩm chứa:
- Dầu đậu nành: Không nên sử dụng nếu bị dị ứng với lạc hoặc đậu nành.
- Sorbitol: Nên liên hệ bác sĩ trước khi dùng thuốc nếu mắc chứng không dung nạp đường.
- Methylparaben và propylparaben: Có thể gây phản ứng dị ứng (có thể là dị ứng muộn).
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc của bệnh nhân.
Thời kỳ mang thai
Không dùng cho phụ nữ có thai.
Thời kỳ cho con bú
Dùng được cho phụ nữ cho con bú.
Tương tác thuốc
Không dùng cùng với thuốc chỉ huyết.
Bảo quản
Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30 °C, tránh ánh sáng.
Xem thêm:
- Quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng vaccine viêm màng não mới
- Nên gội đầu vào buổi sáng hay buổi tối tốt hơn? Kỳ thực khoảng thời gian này là thích hợp nhất!
- Hội chứng đầu cổ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Đau nửa đầu: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- “Tây Du Ký có bao nhiêu người đi thỉnh kinh?” Trả lời 5 là sai, 1 ứng viên duy nhất EQ cao được nhận làm luôn
- Viêm dây thần kinh thị giác
- Nhiễm Echinococcus: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Polyp túi mật: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị