Viêm xương tai chũm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Viêm xương tai chũm

Xương chũm là một bộ phận cấu thành của tai giữa. Xương chũm là loại xương xốp, chứa nhiều thông báo trong đó có một thông bào lớn nhất được gọi là sào bào, đây là nơi hòm tai thông với xương chũm, điều này giải thích viêm xương chũm được bắt nguồn từ viêm tai giữa không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, hoặc do sức đề kháng của cơ thể quá yếu trong trường hợp sau khi người mắc bệnh sởi, cúm..., trẻ suy dinh dưỡng, độc tính của vi khuẩn quá mạnh.

 

Viêm xương tai chũm là hiện tượng tổn thương lan vào xương chũm ở xung quanh sào bào và tai giữa. Quá trình viêm kéo dài không quá 3 tháng, khác với phản ứng xương chũm do mủ ứ đọng trong tai giữa gây nên, phản ứng xương chũm này chỉ kéo dài 5-7 ngày là khỏi. Bệnh tích chủ yếu là viêm loãng xương và viêm tắc mạch máu xương, các vách ngăn giữa các tế bào xương bị phá hủy dần, các ổ mủ tập trung lại thành túi mủ, đôi khi xương bị chết từng khối và biến thành xương mục rồi từ đây gây ra nhiều biến chứng. Viêm xương chũm có thể gặp ở người lớn và trẻ em trong đó viêm xương chũm trẻ em hay gặp hơn cả.

Viêm xương chũm - Tuổi Trẻ Online

Bao gồm các thể chính: Viêm xương chũm cấp tính,Viêm xương chũm mạn tính.

  • Viêm tai xương chũm cấp tính thường xuất hiện sau viêm tai giữa. Bệnh nhân bị viêm tai giữa cấp trước đó khoảng 3 tuần,  là tình trạng viêm các thông bào xương chũm trong xương thái dương. Tình trạng này luôn kèm theo một viêm tai giữa cấp tính và có thể là một bước tiến triển nặng hơn của một viêm tai giữa mạn tính.
  • Viêm tai xương chũm mạn tính được xác định khi quá trình chảy mủ tai thối kéo dài trên 3 tháng. Viêm tai xương chũm cấp hay mạn tính đều có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, áp-xe não, viêm tắc tĩnh mạch trong sọ, viêm các xương xung quanh hộp sọ, liệt dây thần kinh vận động cơ mặt làm méo mặt, áp-xe cổ hay áp-xe quanh họng rất nguy hiểm, là một trong những nguyên nhân gây tử vong tại khoa cấp cứu tai mũi họng.

 

Nguyên nhân bệnh Viêm xương tai chũm

Các nguyên nhân gây viêm xương chũm

  • Viêm tai giữa không được điều trị tốt.
  • Biến chứng của viêm tai giữa cấp tính (các trường hợp viêm tai giữa hoại tử và ở hài nhi sức đề kháng yếu).
  • Biến chứng của viêm tai giữa mãn tính.
  • Viêm tai giữa sau các bệnh: cúm, sởi, bạch hầu và ho gà.
  • Bị nhiễm trùng bởi các loại vi khuẩn như Haemophilus influenza, Staphylococcus hoặc Streptococcus

 

Triệu chứng bệnh Viêm xương tai chũm

Viêm xương chũm cấp tính

Toàn thân:

  • Các triệu chứng sốt, đau tai, nghe kém đang giảm dần đột nhiên lại sốt cao trở lại với nhiệt độ 39-40oC, có thể có phản ứng màng não như mê sảng, co giật…
  • Thể trạng suy nhược, mệt mỏi, nhiễm trùng, nhiễm độc sốt cao 39- 400c
  • Ở trẻ em có thể thấy co giật, thóp phồng giống như viêm màng não.

 

Cơ năng:

  • Đau sâu trong tai, đau theo nhịp mạch đập là triệu chứng chính, đau tăng dữ dội, đau sâu trong tai lan ra vùng chũm và vùng thái dương, nhức đầu.
  • Nghe kém, nghe kém kiểu dẫn truyền thường kèm theo có ù tai và chóng mặt nhẹ.
  • Chảy mủ tai tăng lên hoặc ít đi do bị bít tắc dẫn lưu mủ, mủ thối.

 

Thực thể:

  • Mặt chũm thường nề đỏ, ấn vào đau.
  • Ấn trên bề mặt của xương chũm có phản ứng đau rõ rệt.
  • Mủ tai: đặc có mùi thối khẳn, có màu xanh hoặc vàng đôi khi có tia máu.
  • Có thể có dấu hiệu sưng phồng ở trước trên nắp bình tai, sưng phồng ở phía sau tai, vành tai bị đẩy ra phía trước, mất nếp sau tai, mủ chảy xuống vùng cổ dọc theo cơ cổ ức đòn chũm làm sưng tấy vùng cổ, quay cổ khó khăn, mủ có thể phá vỡ cả da vùng này và tạo nên những lỗ rò.
  • Màng nhĩ: (quan sát được sau khi lau sạch  mủ tai) nề đỏ, lỗ thủng thường sát thành ống tai xương, bờ nham nhở, đáy lỗ thủng phù nề xung huyết. Góc sau trên đôi khi bị xoá.

X-quang: Tư thế  Schiiller: các vách thông báo của các nhóm thông bào dầy, bị mờ do sự phá huỷ các nhóm tế bào xương chũm, có những đám bị mất vách biến thành các hốc rộng

 Viêm tai giữa trẻ em - Bệnh Viện Đa Khoa Sài Gòn Nha Trang

Viêm xương chũm mạn tính

  • Triệu chứng cơ năng: Giống như viêm tai giữa mạn tính mủ nhưng ở mức độ nặng hơn.
  • Chảy mủ tai thường xuyên, nhiều là triệu chứng chính. Mủ đặc mùi thối khẳn. Mủ tai thường thối hoặc thối khẳn như cóc chết - đây là dấu hiệu nguy hiểm báo cho ta biết trong tai có chứa chất cholesteatoma, có khả năng ăn mòn xương gây biến chứng nội sọ
  • Đau tai, đau âm ỉ đau lan ra 1/2 đầu bên bệnh. Bệnh nhân thường kêu nhức nặng đầu phía bên tai bệnh, đau âm ỉ liên tục, thỉnh thoảng lại có cơn kịch phát.
  • Nghe kém tăng lên rõ rệt.

 

Triệu chứng thực thể:

  • Soi tai lỗ thủng màng tai thường rộng, bờ nham nhở, sát khung xương, có thể thấy polyp ở trong hòm nhĩ hoặc thấy cholesteatoma. Có nhiều mủ thối, có thể có các mảnh trắng của cholesteatoma.
  • Đo sức nghe thấy sức nghe bên tại bệnh giảm, tuy nhiên mức độ thiếu hụt sức nghe phụ thuộc vào mức độ bệnh.
  • X-quang: Tư thế Schuller xương chũm bị mất các thông bào, hình ảnh mờ đặc xương hoặc tiêu xương (hình tròn đa vòng: nghi có cholesteatoma).

 

Trong một số trường hợp, viêm xương chũm có thể dẫn đến áp-xe não và các biến chứng khác liên quan đến xương sọ. Những triệu chứng của các bệnh này bao gồm đau đầu dữ dội và sưng phía sau mắt hay còn gọi là phù gai thị.

 

Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm xương tai chũm

  • Những cơ thể có sức đề kháng yếu.
  • Viêm tai giữa sau chấn thương.
  • Trẻ từ 6-13 tháng tuổi

 

Phòng ngừa bệnh Viêm xương tai chũm

Phương pháp phòng bệnh tốt nhất là không để cho tai bị viêm. Khi tai giữa bị viêm cấp tính rồi, thầy thuốc phải chích rạch màng nhĩ sớm, bảo đảm dẫn lưu tốt, dùng kháng sinh đúng quy cách.

 

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm xương tai chũm

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng: triệu chứng bệnh thay đổi theo tuổi và giai đoạn bệnh

 

Cận lâm sàng

  • Nội soi tai mũi họng: tình trạng viêm tai giữa.
  • X-quang Schuller: vách thông bào dày không rõ, có chỗ thành những hốc rỗng do mất vách ngăn giữa các thông bào
  • CT scan xương thái dương: hình ảnh đọng dịch và mất các thông bào.
  • Chụp cộng hưởng từ nếu cần thiết
  • Công thức máu: Bạch cầu/máu tăng do tình trạng nhiễm trùng, tăng tỉ lệ trung tính.

 

Các biện pháp điều trị bệnh Viêm xương tai chũm

Trước kia đã chẩn đoán là viêm tai xương chũm cấp tính thì phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật khoét rộng xương chũm kết hợp điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân cùng với chống viêm. Ngày nay, với thế hệ kháng sinh đa dạng và hiệu quả, một số trường hợp viêm tai xương chũm có thể điều trị nội khoa bằng thuốc tiêm sau khi đã trích rạch mở rộng lỗ dẫn lưu ở màng nhĩ có sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc tai mũi họng.

 

Bệnh lý viêm tai xương chũm mạn tính nên phẫu thuật sớm để bảo tồn sức nghe và tránh viêm nhiễm tái phát.

 

Nguyên tắc điều trị

  • Điều trị nội: kháng sinh phổ rộng, liều cao ngay từ đầu.
  • Phẫu thuật kịp thời nếu cần để tránh biến chứng.
  • Điều trị nội khoa tích cực với kháng sinh phổ rộng, kháng viêm, giảm đau.
  • Phẫu thuật khi túi mủ đã hình thành, hoặc bệnh tích xương đã nặng (mất vách ngăn tế bào), khi các triệu chứng toàn thân và chức năng kéo dài: sốt, mệt nhọc, mất ngủ, đau đầu, điếc...

Điều trị cụ thể: điều trị nội hay ngoại khoa tùy vào triệu chứng, diễn tiến bệnh. Bên cạnh dùng thuốc có thể xem xét điều trị ngoại khoa:

  • Mở sào bào dẫn lưu mủ và làm sạch mô viêm, tạo sự thông thương giữa tai giữa và các tế bào chũm.
  • Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn xương chũm có thể được tiến hành nếu điều trị bằng thuốc kháng sinh không hiệu quả.
  • Ngoài ra còn có các phương pháp phẫu thuật khác như phẫu thuật loại bỏ tế bào xương chũm và cắt bỏ, chỉnh sửa xương chũm.

 

Xem thêm:Những bệnh xem đọc nhiều I Danh Y Việt I Sức Khoẻ I Sản Phẩm I Tư vấn I

Mọi thông tin trên trang Website// LAA NHẤT ANH không nhằm mục đích quảng cáo, chỉ có tính chất tham khảo, và tra cứu. Việc sử dụng tài liệu liên quan Quý khách cần phải tuân theo sự hướng dẫn của Chuyên gia.!


 

Bài viết cùng chuyên mục

Copyright 2024 © BẢN QUYỀN THUỘC LAAFAVI.COM