Rối loạn tiền đình -Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Tổng quan bệnh Rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là gì?
Hệ thống tiền đình nằm ở phía sau ốc tai, đóng vai trò quan trọng trong duy trì tư thế thăng bằng, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình.
Dây thần kinh số 8 là đường truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền đình giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay… hệ thống tiền đình sẽ nghiêng, lắc để giữ thăng bằng cho cơ thể.
Rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương dây thần kinh số 8 do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch làm cho cơ thể mất khả năng kiểm soát thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn…
Ngoài ra, tình trạng tắc nghẽn mạch máu nuôi não hoặc thiếu máu cũng khiến cho hệ thống tiền đình tiếp nhận thông tin chậm hoặc sai lệch từ não bộ, gây hội chứng rối loạn tiền đình.
Nguyên nhân bệnh Rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình do nguyên nhân gì?
Bệnh do nhiều nguyên nhân:
- Viêm tai giữa do nhiễm virus hoặc vi khuẩn ở ..
- Chấn thương đầu
- Rối loạn tuần hoàn máu như tắc động mạch tiền đình, co thắt động mạch cột sống ảnh hưởng đến tai trong hoặc não
- Bệnh rối loạn tiền đình cũng có thể do các yếu tố di truyền và môi trường sống (ô nhiễm tiếng ồn, stress...)
Theo nghiên cứu cho biết, vấn đề giữ thăng bằng và chóng mặt có thể do việc sử dụng thuốc điều trị đau mạn tính chứ không phải ung thư hoặc các rối loạn thần kinh khác gây ra.
Triệu chứng bệnh Rối loạn tiền đình
Những dấu hiệu rối loạn tiền đình là gì?
Khi hệ thống tiền đình bị tổn thương do bệnh, lão hóa hoặc chấn thương, rối loạn chức năng tiền đình có thể xảy ra và thường liên quan đến một hoặc nhiều triệu chứng bao gồm:
- Chóng mặt, quay cuồng, choáng váng
- Không thể bước đi, dễ ngã do mất cân bằng và mất định hướng không gian
- Rối loạn thị giác như nhìn mờ, hoa mắt, nhạy cảm với ánh sá..
- Rối loạn thính giác như ù tai
- Nhận thức hoặc tâm lý thay đổi như lo lắng quá mức, khó tập trung, giảm khả năng chú ý...
Tuỳ cá nhân mỗi người mà loại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn tiền đình sẽ khác nhau. Một số trường hợp càng lớn tuổi thì triệu chứng về thăng bằng càng nặng.
Một số người bị rối loạn tiền đình có thể chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh đến cuộc sống hằng ngày cũng như trong học tập, lao động do có dấu hiệu giảm khả năng tập trung, giảm chú ý, lo lắng quá mức. Trong trường hợp nặng, bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện những hoạt động đơn giản thường xuyên hằng ngày như ăn uống, sinh hoạt hoặc thậm chí là ra khỏi giường vào buổi sáng.
Đối tượng nguy cơ bệnh Rối loạn tiền đình
Những đối tượng nào có nguy cơ bị rối loạn tiền đình?
- Tuổi tác: Càng lớn tuổi càng tăng nguy cơ bị các bệnh lý gây chóng mặt, choáng váng, đặc biệt là cảm giác mất thăng bằng (dễ ngã, đi không vữ..).
Theo kết quả của một nghiên cứu dịch tễ lớn, ước tính có khoảng 35% người lớn từ 40 tuổi trở lên (69 triệu người) mắc phải tình trạng rối loạn tiền đình.
- Tiền sử bị chóng mặNếu bạn đã từng bị chóng mặt trước đây thì bạn có nguy cơ cao bị chóng mặt trong tương lai, tái đi tái lại nhiều lần.
- Môi trường sống và làm việc:quá ồn, thời tiết khó chịu khi chuyển mù..
Một thực tế cho thấy rối loạn tiền đình rất dễ xảy ra ở những người làm việc trong môi trường văn phòng như dân công sở, học sinh sinh viên...Nguyên nhân do đây là những đối tượng thường ngồi nhiều, ít vận động làm tắc nghẽn hoặc co thắt động mạch cột sống thân nền dẫn đến rối loạn tuần hoàn gây thiếu máu nuôi vùng não bộ và bị rối loạn tiền đình.
- Những người thường xuyên bị căng thẳng về đầu óc, stress cho dù ở mọi lứa tuổi, giới tính cũng là những đối tượng có khả năng mắc bệnh cao.
Phòng ngừa bệnh Rối loạn tiền đình
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh rối loạn tiền đình?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Hạn chế đọc sách, sử dụng điện thoại hay làm việc trên máy tính khi đang di chuyển bằng xe ôtô, xe buýt hoặc tàu lửa
- Mang theo kính mát và đội mũ nếu tình trạng rối loạn tiền đình của bạn xuất phát từ nguyên nhân nhạy cảm với ánh sáng
- Tránh đi máy bay nếu đang bị viêm xoang, viêm tai hoặc tai bị tắc nghẽn
- Tránh nghe nhạc với âm thanh lớn, tránh nơi có nhiều tiếng ồn
- Tăng cường vận động thể dục thể thao nhằm tăng cường lưu thông tuần hoàn não
- Tìm cách hạn chế stress, căng thẳng trong sinh hoạt và lao động
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Rối loạn tiền đình
Những phương tiện y học nào dùng để chẩn đoán bệnh rối loạn tiền đình?
Dựa vào hỏi bệnh sử và thực hiện khám lâm sàng, các bác sĩ có thể khai thác những thông tin đó để tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán để đánh giá chức năng hệ tiền đình đồng thời loại trừ các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng. Một số xét nghiệm bác sĩ có thể chỉ định là:
- Điện ký rung giật nhãn cầu (ENG). Phương pháp này là một quy trình bao gồm các xét nghiệm điện và sử dụng các điện cực nhỏ đặt lên vùng da xung quanh mắt, với mục đích nhằm đo chuyển động của mắt để đánh giá các dấu hiệu của rối loạn chức năng tiền đình hay các vấn đề về thần kinh
- Xét nghiệm xoay vò Xét nghiệm xoay vòng là một phương pháp khác để đánh giá sự phối hợp hoạt động của mắt và tai trong. Xét nghiệm này sử dụng kính video hoặc các điện cực để theo dõi chuyển động của mắt khi đầu di chuyển
- Đo âm ốc tai (OAE). Xét nghiệm âm ốc tai cung cấp thông tin về các tế bào lông chuyển trong ốc tai làm việc như thế nào bằng cách đo sự đáp ứng của các tế bào này với một loạt các kích thích âm thanh được tạo ra bởi một loa nhỏ đặt vào trong ống tai
- Chụp cộng hưởng từ tạo ra hình ảnh cắt ngang các mô cơ thể nhằm phát hiện các khối u, tai biến và sự bất thường về mô mềm khác mà có thể gây các triệu chứng mất thăng bằng như chóng mặt hoặc ngất.
Các biện pháp điều trị bệnh Rối loạn tiền đình
Những phương pháp nào dùng để điều trị rối loạn tiền đình?
Dựa trên bệnh sử, kết quả khám lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp điều trị rối loạn tiền đình phù hợp với bệnh nhân, từ thay đổi lối sống cho đến điều trị bằng thuốc và cuối cùng là phẫu thuật:
- Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình:là phương pháp áp dụng các bài tập phối hợp đầu, cơ thể và mắ Các bài tập này là được thiết kế và xây dựng để rèn luyện bộ não nhằm giúp nhận biết, xử lý và phối hợp hoạt động các tín hiệu từ hệ tiền đình
- Tập thể dục:Bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập chuyên biệt phù hợp với từng bệnh nhân nhằm phục hồi chức năng tiền đì Ngoài ra tập thể dục còn giúp giảm bớt căng thẳng cũng như tăng cường vận động giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn não. Chính vì vậy chế độ tập luyện là một phần quan trọng của quá trình điều trị.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống:những thay đổi trong chế độ ăn uống có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát triệu chứng ở một số trường hợp bị bệnh Ménière, phù tích nội dịch thứ phát và chóng mặt liên quan đến bệnh đau nửa đầu (migraine)
- Thuốc:việc sử dụng thuốc trong điều trị bệnh phụ thuộc vào rối loạn chức năng tiền đình là đang ở giai đoạn ban đầu, cấp tính (kéo dài lên đến 5 ngày) hay mạn tính (kéo dài liên tục)
- Phẫu thuật:được chỉ định khi các phương pháp nêu trên không đem lại hiệu quả trong việc kiểm soát tình trạng chóng mặt và các triệu chứng khác do rối loạn chức năng tiền đình
Những thông tin được cung cấp trên đây không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên gia y khoa. Nếu bạn bị rối loạn tiền đình hãy đến khám và tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất.
Mọi thông tin trên Website Laafavi.com chỉ mang tính chất tham khảo, tra cứu. Việc sử dụng thuốc, dược liệu, tư vấn, Quý khách cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.