Liệt cơ mở thanh quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Liệt cơ mở thanh quản

Liệt cơ mở thanh quản là hiện tượng thanh quản không thể thực hiện chức năng nói, thở và bảo vệ đường thở ở các mức độ khác nhau. Liệt cơ mở thanh quản có thể là liệt thần kinh hoặc liệt cơ

 

Phần lớn liệt cơ mở thanh quản là bệnh lý tổn thương thần kinh hồi quy, nhánh chi phối cho cơ mở thanh quản (cơ nhẫn phễu sau). Tổn thương có thể là một bên hoặc liệt cơ mở thanh quản 2 bên do nhiều nguyên nhân khác nhau

 

Nguyên nhân bệnh Liệt cơ mở thanh quản

Nguyên nhân của liệt cơ mở thanh quản được chia thành nguyên nhân trung ương và nguyên nhân ngoại biên

 

Nguyên nhân trung ương

  • Tổn thương cấp tính: Do virus (hay gặp nhất là viêm não do bại liệt); Do nhiễm độc hoặc do thiếu oxy (thường đến từ nguyên nhân mạch máu như tổn thương hành não do hôn mê nhiễm độc, chấn thương sọ não nặng, các phẫu thuật thiếu oxy lên vùng hành não hoặc do dùng thuốc ngủ barbituric).
  • Tổn thương tiến triển từ từ: Giang mai; Các dạng tổn thương thoái hóa (xơ cứng cột bên teo cơ, bệnh Charcot); Tổn thương teo hành cầu tiểu não, viêm phần trước tủy sống, liệt hành cầu, dị dạng (rỗng hành tủy, hội chứng Arnold-Chiari) hoặc các khối u di căn sọ não;...

Nguyên nhân ngoại biên:

  • Do phẫu thuật: Phẫu thuật tại vùng cổ, đặc biệt là phẫu thuật tuyến giáp như cắt toàn bộ tuyến giáp là nguyên nhân thường gặp. Ngoài ra phẫu thuật thực quản hoặc khí quản cũng có nguy cơ liệt cơ mở thanh quản.
  • Do các khối u vùng cổ như u thực quản hoặc khối u trong ung thư tuyến giáp, ung thư khí quản cổ, di căn ung thư phổi, u trung thất

 Liệt dây thanh quản có chữa được không? | Vinmec

Triệu chứng bệnh Liệt cơ mở thanh quản

Đối với liệt dây thần kinh thanh quản, triệu chứng đặc trưng khi khởi phát là bệnh nhân mất tiếng đột ngột, sau vài ngày thì nói lại được nhưng tiếng nói bị thay đổi về âm lượng, âm sắc hoặc giọng đôi. Dần dần tiếng nói sẽ hồi phục trở lại gần với bình thường nhờ sự làm việc bù có dây thần kinh thanh quản đối diện

Nếu liệt dây thần kinh thanh quản 2 bên (rất hiếm) sẽ bắt đầu bằng khó thở đột ngột do liệt cơ mở thanh quản không cho không khí vào phổi, sau đó cơ khép cũng bị liệt và hai dây thanh trở về tư thế trung gian. Khi đó bệnh nhân sẽ hết khó thở nhưng không nói được kèm với uống sặc và ho không ra tiếng

Bệnh nhân bị liệt cơ mở thanh quản sẽ mất phản xạ bảo vệ phổi nên nước và thức ăn sẽ rơi vào đường hô hấp dưới gây viêm phổi hoặc áp-xe phổi

Liệt dây thần kinh vận động thanh quản trong một số trường hợp có thể kèm liệt một số dây thần kinh sọ khác như:

  • Liệt kèm với liệt màn hầu, cơ ức đòn chũm và cơ thang một bên trong hội chứng Schmidt do tổn thương nhân vận động ở hành não
  • Liệt thanh quản kèm theo liệt màn hầu và lưỡi cùng bên trong hội chứng Jackson
  • Nếu nguyên nhân là do liệt cơ thì bệnh nhân sẽ biểu hiện hội chứng liệt cơ mở: khó thở thanh quản kèm theo những cơn ngạt thở trong khi giọng nói không thay đổi hoặc liệt cơ khép: bệnh nhân không khó thở nhưng nói không ra tiếng. Liệt các cơ riêng lẻ thường khiến tiếng nói khàn và nhỏ.

 

Đối tượng nguy cơ bệnh Liệt cơ mở thanh quản

Liệt cơ mở thanh quản có thể gặp ở các đối tượng sau:

  • Bệnh nhân có tổn thương cấp tính do virus hoặc bị các chấn thương hay dị dạng bẩm sinh ở vùng hành não
  • Bệnh nhân bị nhiễm độc
  • Đối tượng có nguy cơ cao nhất là nhóm đối tượng phẫu thuật ở vùng cổ hoặc có các u vùng cổ

 

Phòng ngừa bệnh Liệt cơ mở thanh quản

Trong phẫu thuật hay các thủ thuật ở vùng cổ và thanh khí quản cần tránh làm tổn thương vào thần kinh chi phối cho thanh quản hoặc gây chấn thương cho thanh quản

Cần chú ý phát hiện sớm và điều trị triệt để các bệnh nội khoa như lao, giang mai

 

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Liệt cơ mở thanh quản

Để chẩn đoán xác định cơ mở thanh quản cần dựa vào triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm

Chẩn đoán liệt dây thanh một bên

  • Bệnh nhân khởi phát đột ngột với biểu hiện giọng nói yếu, thì thào và cường độ trầm nhưng một số vẫn có giọng cường độ cao do cơ chế bù trừ tự nhiên
  • Ngoài ra, bệnh nhân còn khó nuốt đặc biệt với chất lỏng do có tổn thương cả thần kinh thanh quản trên hoặc hơi thở ngắn và cảm giác thoát hơi khi nói
  • Soi thanh quản gián tiếp của người bệnh thấy một bên thanh cố định, dây còn lại hoạt động bình thường, thanh môn mở khoảng 5 mm
  • Chẩn đoán lliệt dây thanh hai bên
  • Triệu chứng khởi phát từ từ với một cơn khó thở nhẹ, tăng lên khi gắng sức và kịch phát khi bệnh nhân tập thể thao, ho, cười
  • Ở giai đoạn ổn định, khó thở là triệu chứng chính: khó thở chậm thì hít kèm co kéo cơ hõm ức và thượng đòn. Khó thở nặng có thể khiến bệnh nhân tím tái và rối loạn tinh thần. Giọng nói bệnh nhân vẫn bình thường
  • Soi thanh quản gián tiếp quan sát thất hai dây thanh bình thường ở vị trí gần đường giữa, mỗi khi hít vào khe thanh môn cũng chỉ mở tối đa khoảng 2-3 mm, khi phát âm 2 thanh chạm khít nhau

Các xét nghiệm cần thực hiện

  • Siêu âm vùng cổ: có thể phát hiện ra các khối u vùng cổ
  • MRI vùng cổ ngực hoặc sọ não: phát hiện khối u là nguyên nhân gây nên tổn thương
  • Xét nghiệm cơ bản như công thức máu, sinh hóa máu, chức năng tuyến giáp hay chức năng hô hấp dùng để đánh giá trước khi điều trị chứ không dùng làm điều kiện chẩn đoán

 

Các biện pháp điều trị bệnh Liệt cơ mở thanh quản

Nguyên tắc điều trị liệt cơ mở thanh quản là khôi phục lại sự thông thoáng của đường thở

Điều trị ngoại khoa

  • Phẫu thuật lấy bỏ u là nguyên nhân gây bệnh và theo dõi sự phục hồi dây thanh
  • Nếu không tìm ra nguyên nhân có thể dùng kỹ thuật tiêm vào dây thanh các chất liệu khác nhau để điều trị tạm thời hoặc vĩnh viễn
  • Phẫu thuật qua đường nội thanh quản: dùng kim cố định dây thanh hoặc cắt dây thanh bằng laser, cắt sụn phễu bằng đường nội thanh quản hay cắt bán phần sau dây thanh qua soi treo vi phẫu
  • Phẫu thuật qua đường ngoài thanh quản: có thể cố định sụn phễu hoặc cắt bỏ sụn phễu và cố định dây thanh

Điều trị nội khoa

  • Liệt dây thanh một bên: sử dụng phương pháp luyện giọng được tiến hành và theo dõi bởi chuyên viên huấn luyện trong 6-8 tuần và mỗi giáo trình là 30-40 phút
  • Liệt hai dây thanh: điều trị nội khoa chỉ mang tính chất hỗ trợ để bệnh nhân phục hồi nhanh hơn sau phẫu thuật.

 

Tìm hiểu thêm: Những bệnh xem đọc nhiều

Mọi thông tin trên trang Website// LAA NHẤT ANH không nhằm mục đích quảng cáo, chỉ có tính chất tham khảo, và tra cứu. Việc sử dụng tài liệu liên quan Quý khách cần phải tuân theo sự hướng dẫn của Chuyên gia.!


 

Bài viết cùng chuyên mục

Copyright 2024 © BẢN QUYỀN THUỘC LAAFAVI.COM